Thứ Sáu, 30 tháng 12, 2011

BÀI ĐĂNG TRÊN BÁO QUẢNG TRỊ NGÀY 29-12-2011


Năng nhặt chặt bị
(http://www.baoquangtri.vn/default.aspx?TabID=58&modid=380&ItemID=51177)

Ngày cập nhật: 29/12/2011 7:32:35 SA



(QT) - Không nhiều những ý tưởng lớn lao, không có xuất phát điểm vững chắc, chỉ từ đôi tay và nghị lực sau hơn 25 năm chung sống, vợ chồng anh Lê Ngọc Hiếu và chị Nguyễn Thị Chi ở thôn Hưng Nhơn, xã Hải Hòa, Hải Lăng (Quảng Trị) đã tạo dựng được một cơ ngơi khang trang và ba người con học hành đến nơi đến chốn.

Anh chị là người cùng làng, đều sinh trưởng trong gia đình làm nông nghiệp nên lúc ra ở riêng tài sản của hai vợ chồng chỉ có mấy sào ruộng và đôi tay biết cày sâu cuốc bẫm. Ngày mới cưới, cuộc sống nhiều khó khăn đôi vợ chồng trẻ chỉ biết động viên nhau làm lụng để xây dựng cuộc sống.

Ngoài làm ruộng chị tranh thủ thời gian rảnh ở nhà chằm nón còn anh thì chạy quanh phụ việc cho nhà người ta. Nhớ lại những ngày đầu mới bắt tay vào xây dựng cuộc sống gia đình, chị Chi nghẹn ngào kể lại: “Hồi đó chúng tôi vất vả lắm, chồng làm thuê làm mướn cho khắp cả xã này, ai kêu gì làm nấy, cuốc đất, đào ao, cày bừa việc gì cũng làm; còn tôi thì vừa trông con nhỏ vừa tranh thủ chằm nón kiếm thêm đồng ra đồng vào”. 
Anh Hiếu kiểm tra, bảo dưỡng máy gặt sau vụ thu hoạch.



Hai vợ chồng trẻ có sức vóc nên ngoài số ruộng được cấp anh chị còn thuê thêm ruộng để làm. Tuy chỉ hai vợ chồng nhưng vụ nào anh chị cũng làm đến 3 mẫu lúa. Làm nhiều ruộng cộng với tiền công những tháng ngày bươn chải làm thuê làm mướn dần dần anh chị cũng tích lũy được ít vốn để làm ăn. Nhận thấy việc thu mua lúa hiệu quả kinh tế khá cao nên chị cũng làm theo mọi người.

Ban đầu, vốn nhỏ nên chị cùng mấy chị em khác chung nhau làm đến khi đã tự lực được nguồn vốn mới tách ra làm riêng. Thu mua lúa, chị để dành tiền mua được máy xay xát lúa gạo, nuôi thêm đàn gà, vịt, ngan để tận dụng nguồn cám gạo dư thừa. Nhờ lợi thế quán xay xát ở ngay cạnh đường làng, thuận tiện đi lại nên quán lúc nào cũng đông khách. Bên cạnh đó, chị Chi còn mở thêm một quán tạp hóa để bán cho bà con.

Làng Hưng Nhơn là một làng chuyên canh cây lúa nên nhu cầu cày bừa mỗi khi vào mùa rất lớn, vì vậy anh chị đầu tư mua máy cày về làm dịch vụ phục vụ bà con. Chăm chỉ lại biết tận dụng các nhu cầu của bà con nên các khoản đầu tư của anh chị đều mang lại kết quả khả quan. Khi máy gặt đập liên hợp mới xuất hiện trên thị trường, anh chị đã gom góp số tiền tích lũy được và vay thêm ngân hàng được hơn 200 triệu đồng để mua máy. Đến nay, sau hơn ba năm sử dụng anh chị đã thu hồi được vốn đầu tư, trả nợ ngân hàng và bắt đầu thu lãi.

Đi lên từ đồng đất ruộng vườn, không ngại khó khăn nên vợ chồng anh Hiếu đã có được một cơ ngơi ổn định. Hiện nay, mỗi năm anh chị thu về gần trăm triệu đồng. Nhìn lại những thành quả lao động của mình, anh Hiếu tâm sự: “Vợ chồng tôi đều là nông dân nên làm gì cũng dựa vào đồng ruộng. Những thành quả đạt được hôm nay là công sức của cả gia đình trong hơn 25 năm làm lụng. Mọi thứ không có sẵn mà chính chúng tôi phải nhặt nhạnh, dành dụm suốt thời gian dài. Và đây cũng là bài học mà vợ chồng tôi dạy các con trong bước đường lập thân, lập nghiệp sau này”.

Không chỉ chăm chỉ làm việc, anh chị còn tham gia tích cực các hoạt động đoàn thể của địa phương. Nhờ hoạt động tích cực và cuộc sống gia đình hòa thuận mà chị Chi nhiều lần được Hội Phụ nữ xã tặng giấy khen. Năm 2011, gia đình anh chị còn được UBND xã Hải Hòa khen thưởng vì có thành tích xuất sắc trong phát triển kinh tế và xây dựng gia đình văn hóa.

                                             Bài, ảnh: NGUYỄN LỆ XUÂN

30.12.2011

HAI TẤM ẢNH ĐƯỢC CHỤP TRONG NGÀY HÔM NAY ,LÚC ĐI LÀM VỀ ..




Thứ Tư, 28 tháng 12, 2011

thư pháp Lê Đăng Mành

nhà thư pháp LÊ ĐĂNG MÀNH 


UỐNG TRÀ ĐI

Mấy suy nghĩ về viên Đá miếu Bà Giàng ở làng ta (Hưng nhơn)

   

    Bài sự tích “Bưng đá” ở làng Hưng nhơn do tác giả Hoàng Thị Ái Hoa sưu tầm và nghiên cứu.Theo tôi nên đổi đầu đề là truyền thuyết. bởi câu chuyện trên chủ yếu là nghe truyền miệng. Khoảng 14-15 tuổi tôi đã nghe kể Bà Giàng bưng Đá, người kể cười và ai cũng rúc rích. Còn chuyện thành đinh thì tôi không được nghe. Mấy câu hỏi cứ đặt ra trong đầu.
CÀNG HƯNG NHƠN

   Năm 2001, lần đầu tiên tôi theo đoàn bô lão và dân làng ra Càng làm lễ giỗ Bà, đươc thấy rỏ cả hai viên. Một là đá tự nhiên, một là “cái trống con” làm bằng chất liệu “đá” bột.
     Theo tôi hai viên này không phải nguyên ở đây. Giửa vũng lầy mênh mông (tôi hình dung nơi đó như một đảo nhỏ Giữa Thái bình dương của Hải lăng) tại sao lại có đá mà chỉ có hai viên, một viên là đá tự nhiên, một viên là “một kiệt tác nhân tạo”. Nếu cho rằng những di tích Chàm để lại thì phải khẳng định “thành phố Chàm” bị chìm sâu (cần khai quật), sót một viên không chìm theo. Viên đá nhân tạo và viên đá tự nhiên ai có mặt trước, Rằng viên đá nhân tạo do bà tạo ra nhằm rèn luyện và xác nhận thành đinh thì lại càng vô lý, bởỉ dân đinh thì ở trong làng mà tạo viên đá lại ở nơi xa xôi…phương tiện đi lại? Bà ấy nhờ vào kỷ thuật và chất liệu thế nào để làm ra viên đá ấy. Chuyện bà bưng đá là chuyện nói cho vui, lấy chuyện đàn bà tụt váy để…cười, như không tụt váy thì đất ta còn thêm nhiều nữa. Đó là chuyện cuả làng ta, còn chuyện của Mỹ chánh thì khác, họ bị thiệt thòi là do quan…do vân vân. Giá sử nếu quan chia ranh giới và đồng ý cho làng ta bưng từ mốc tranh chấp đi xuống Mỹ chánh, thì dại gì làng ta không lấy lực điền để bưng mà để cho một bà làm? Ta bằng lòng với truyền miệng cho ta viên đá lạ, cho ta một bà dũng cảm dám làm một việc “động trời”mà thời đó người đàn bà bị coi thường. Ai dám đọ sức với người phụ nữ hậu duệ Bà ở làng Hưng nhơn! Nào ?

    Bây giờ chẳng có chuyện tranh chấp. Uống nước nhớ nguồn, ta thờ Bà (Ông) ở biên giới phía bắc địa đầu lãnh thổ nơi cô quạnh, heo hút, trăm ngàn khổ cực lưu truyền lại ngày nay. Thế là thoải mái và phấn khởi rồi. 
NHÀ BIA TRƯỚC ÂM  HỒN LÀNG HƯNG NHƠN
   Để thiết thực tri ân và giữ nguyên di tích, cá nhân tôi xin đề nghị các vị chức sắc nên đưa viên trống đá ra Miếu bà, có thể được tu sửa miếu khang trang trang hơn. Tôi cũng tin rằng linh vật thiêng liêng đó không ai dám đánh cắp./. 
 
                                                    Tháng 12 năm 2011
                                             Nguyễn Thanh Xuân (tuổi 83)
                                           Xóm Hạ làng Hưng nhơn

Thứ Hai, 26 tháng 12, 2011

GỬI CHÚ QUY !

     NHẬN "ĐƠN ĐẶT HÀNG" CỦA CHÚ QUY !. NÓI RA CHÚ ĐỪNG BUỒN , ĐI QUANH LÀNG CHÚ (AN THƠ) MÀ KHÔNG CÓ CHI ĐỂ CHỤP HẾT, .CÓ LẺ LÀNG CHÚ KHÔNG ĐẸP BẰNG LÀNG CỦA ANH NHỈ. HEHE. ANH GỬI VÀI TẤM ĐỂ CHÚ KHỎI NHỚ NHÀ. TẾT VÔ TRẢ NHUẬN ẢNH CHO ANH 2CUỐC NHÉ.CHÚC SỨC KHOẺ !








...HOA VẨN NỞ TRƯỚC SÂN NHÀ ANH


ANH VÀ CHÚ VẨN NHẬU Ở ĐÂY ...

Chủ Nhật, 25 tháng 12, 2011

ĐƯỜNG LÀNG TÔI.

LÀNG MỀN BỰA NI RĂNG RỒI ?
         Những ngày còn ở sài gòn, đi đâu gặp ai cũng được hỏi câu hỏi này đầu tiên. Mọi người đều quan tâm đến con đường làng đang được mở rộng đã làm xong chưa và được làm như thế nào.? mình đã giới thiệu và nói cặn kẽ, nhưng trăm nghe không bằng một thấy. Hôm nay photoKhoa cầm máy đi quanh một vòng để minh họa cho lời nói của mình cụ thể hơn. mọi người xem và hình dung nhé
CẤU ĐANG SỬA CHỮA, NHÌN TỪ BÊN KIA CẦU

CÔNG TRÌNH CÒN NGỔN NGANG.CÓ LẼ ĐẾN TẾT NÀY CŨNG CHƯA XONG ĐƯỢC


NHƯ MỘT" ĐẠI CÔNG TRƯỜNG"

ĐƯỜNG ĐƯỢC MỞ RỘNG RA THÊM 1,5MET

NHỮNG BẾN NƯỚC CŨ ĐÃ BỊ ĐẬP PHÁ ĐI ĐỂ LÀM ĐƯỜNG CHƯA LÀM LẠI
.NGƯỜI DÂN PHẢI GIẶT RỬA TRÊN NHỮNG BẾN DÃ CHIẾN

PHÍA NGOÀI ĐƯỜNG ĐƯỢC ĐỔ THÊM MỘT "GỜ" BÊTÔNG CAO 0,6 MET
NHƯ ĐÊ BAO ĐỂ CHỐNG NHŨNG ĐỢT TIỂU MÃN TRONG NĂM GÂY LŨ LỤT ĐỒNG RUỘNG

NHƯNG CŨNG CHỪA LẠI MỘT KHOẢNG ĐỂ CÓ ĐUỜNG XUỐNG BẾN NƯỚC.
SẼ CÓ PHƯƠNG ÁN CHÈN VÁN GỖ KHI CÓ TIỂU MẢN VỀ

ĐƯỜNG ĐẸP,KIÊN CỐ,TRÊN ĐƯỜNG LÀNG HƯNG NHƠN NGÀY NAY ĐÃ LỘ VẺ CỦA MỘT CUỘC SỐNG ĐỔI MỚI

ĐOẠN ĐI QUA HỢP TÁC XÃ


ĐƯỜNG LÀNG THANH BÌNH


Thứ Bảy, 24 tháng 12, 2011

GIÁNG SINH AN LÀNH

 NOEL LẠI ĐẾN RỒI.!.HÔM NAY ĐI TIỆC NOEL VỚI MỌI NGƯỜI VUI QUÁ.
CHÚC MỌI NGƯỜI ĐÓN MỘT MÙA GIÁNG SINH ANH LÀNH VÀ NĂM MỚI THÀNH ĐẠT TRONG CUỘC SỐNG,HẠNH PHÚC BÊN NGƯỜI THÂN VÀ BẠN BÈ.

bài đăng gửi của ông NGUYỄN THANH XUÂN

Tìm nguồn gốc bài ca dao
Tháng giêng tháng hai…
 
    Bài ca dao mà Bộ Giáo dục đưa vào chương trình dạy cho con em cả nước học ở cấp Phổ thông Trung học và ghi rỏ là của tỉnh Quảng trị. Đây là một niềm vinh dự lớn của Tỉnh nhà. Tôi lại nghĩ: cả tỉnh thì rộng lớn, lại xét xem trong từng câu chữ thì hình như ở huyện Hải lăng. Ngẫm thêm tí nửa, hình như ở vùng quê ta và tôi viết bài trình bày dưới đây.
     Bài in trong sách giáo khoa năm 1992 và năm 2000 như sau:
     Tháng giêng, tháng hai, tháng ba, tháng bốn tháng khốn tháng nạn/ Đi vay, đi dạm/ Được một quan tiền/ Ra chợ Kẻ Diên/ Mua con gà mái về nuôi/ Hắn đẻ ra mười trứng:
    Một trứng ung
    Hai trứng ung
    Ba  trứng ung
    Bốn trứng ung
    Năm trứng ung
    Sáu trứng ung
    Bảy trứng ung
    Còn lại ba trứng
    Đẻ ra ba con
    Con diều tha
    Con quạ bắt
    Con mặt cắt xơi
     Đừng than phận khó ai ơi
     Còn da lông mọc, còn chồi cây lên .  
     Bài ca dao ở quê ta tôi được nghe và đã thuộc lòng có nhiều chổ khác – tôi sẽ chép và phân tích sau.
     Đi vào nội dung:
     Về mạn cực nam của huyện Hải lăng, tỉnh Quảng trị, men dòng Ô lâu có các làng: Mỹ chánh, Lương điền, Hà lộc, Hà lỗ, Câu nhi, Văn quĩ, Hưng nhơn, An thơ và Phú kinh nay thuộc các xã Hải chánh, Hải Sơn, Hải tân và Hải hòa. Vùng đất này đã đóng góp cho đất nước nhiều nhân tài vừa văn vừa võ.
     Các làng trên đều có nhánh từ sông chính (Ô lâu) đổ ra đồng ruộng thông thẳng đến Diên sanh (Kẻ Diên), thủ phủ của huyện Hải lăng. Hồi đó việc đi lại chủ yếu là đường thủy. Các làng hạ lưu đi chợ Kẻ Diên bằng ghe thuyền, sáng chôống đi chợ, trưa về.
     Quê ta là vùng trũng (-8 đến 10 độ so với mặt biển), độc canh lúa nước, hằng năm bị hai con nước đe dọa. Lũ Tiểu mãn tháng tư âm lịch và lũ thu đông kéo dài từ tháng tám đến hết tháng mười. Câu ca “Ông tha mà bà chẳng tha/ làm cho con nước hai ba tháng mười” đã nói lên cơn lũ dai dẳng và khốc liệt ấy.
     Là vựa lúa của huyện Hải lăng nhưng trước đây chưa có hệ thống tưới tiêu nên có làm mà không có ăn. Đầu tháng tư lúa bắt đầu chín, lũ Tiểu mãn đe dọa. Lúa đang xanh cũng gặt, gặt không kịp nước cuốn trôi. Thế là đi đứt vụ mùa thu hoạch chinh. Quê tôi không có đất trồng hoa màu nên rau không có mà khoai sắn cũng không. Người dân thật vô cùng khốn khổ. Sau tháng ba, tháng tư quả là tháng khốn tháng nạn. Nhớ lại, năm 1999, nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu về thăm xã Hải hòa trong trận lũ khủng khiếp đó, thì nhân dân cả nước và bạn bè Quốc tế đều biết đế mảnh đất vùng sâu này.
    Để tiện theo dõi khi phân tích, tôi ghi bài ở quê ta mà tôi thuộc từ nhỏ, có đọc cho các cụ cao tuổi trong làng nghe và đã thống nhất:
     Tháng giêng, tháng hai, tháng ba, tháng bốn, tháng khốn, tháng nạn/ Đi vay đi dạm/ Được một quan tiền/ Ra chợ Kẻ Diên/ Mua con gà mái về nuôi/ Hắn đẻ ra mười trứng:
Một trứng ung
      Hai trứng ung
Ba trứng ung
Bốn trứng ung
Năm trứng ung
Sáu trứng ung
      Bảy trứng ung
Còn lại ba trứng                              
Nở được ba con                               Những chữ gạch đit là
Con diều tha                                    dị biệt với bản trong
      Con quạ gắp (quắp)                                   bản sách THPT. Đến
Con mặt cắt lôi                                năm 2000 sách có chữa
Lấy chi đâm nhánh nảy chồi           câu”nở ra ba con”       
Khổ như ri chừ đà quá khổ
      Lần hồi cũng qua.

     Đi sâu tìm xuất xứ bài ca dao, tôi chú ý bốn từ “RA CHỢ KẺ DIÊN” thông thường, đến một nơi nào đó người ta dùng từ: đi, về. Đi đâu, về đâu. Quê Quảng trị, quê ta còn dùng nhiều từ khác: vô, ra, lên, xuống, qua, lại ví như vô Sài gòn, ra Hà nội, lên rừng, xuống biển, qua chợ (cách sông)…dĩ nhiên không nói ngược lại là ra Sài gòn, vô Hà nội.
    Ta xem chợ Kẻ Diên là điểm đến là trục tọa độ để xét. Nội hạt huyện Hải lăng: Hải thượng xuống chợ, Hải khê lên chợ, Hải quy vào chợ và các xã từ phía cực nam Hài lăng là ra chợ. Thế “ra chợ kẻ Diên” phải chăng là cội nguồn xuất xứ bài ca dao này.
    Những ý kiến trên đây, bước đầu tôi tự xác nhận là nơi xuất xứ (sai đúng ta bàn thêm), còn những dị biệt trong câu chữ, xin được phân tich như sau:
    Sách Văn học 10 xuất bản năm 1992 ghi là: “Còn lại ba trứng/ đẻ ra ba con/ con diều tha/ con quạ bắt/ con mặt cắt xơi/ Đừng than phận khó ai ơi/ Còn da lông mọc còn chồi cây lên”
    Còn ba trứng đẻ ra ba con thì thật là sai vì gà đẻ trứng, ấp trứng, trứng nở ra gà con chứ gà không trực tiếp đẻ ra gà con. Còn khi chữa lại : còn ba trứng nở ra ba con nghe có điều chưa chuẩn, vì ba trứng chưa ung chắc gì đã nở được ba con. Đầu óc chị (Nhân vật tiêu biểu tác phẩm - NTX) rối bời, chị nghĩ mông lung: 10 trứng ung 7 có lẽ giống gà đẻ kèm hay gà trống nhà bên còn quá non, trời nóng nực thế này liệu gà mẹ có chịu ấp cho không, lại những con “mát” tai ác bu đầy ổ, nó có đủ mạnh để đạp vỏ trứng ra không, cho nên những ngày ấp tiếp đó lòng chị như lửa đốt. Có được ba con là hy vọng cuối cùng của chị. Khi nở được ba con (mẹ tròn con vuông) chị mới thở phào nhẹ nhõm. Cái cảm giác hạnh phúc nhờ ở chữ ĐƯỢC. Câu nở ra ba con như là mặc nhiên là phải có ba con, nó không làm cho chị lo lắng hồi hộp, không đúng với tâm trạng khi vừa thực tế chứng kiến bảy trứng ung. Chữ ĐƯỢC thật hay tôi nghĩ không có từ nào thay nổi.
    Khi đã có ba con rồi lại bị tuột khỏi tay nốt. Ở đây tôi chưa phân tích nổi đau buồn của chị mà phân tích các chữ dị biệt trong các câu: Con diều tha (đúng rồi) con quạ gắp, con mặt cắt lôi chứ không phải như sách giáo khoa là con quạ bắt, con mặt cắt xơi. Vì rằng diều quạ mặt cắt là lũ ăn cướp ngày. Diều tha nó cũng tha đến một nơi an toàn nào đó nó mới dám ăn. Quạ từ trên cao sà xuống gắp (quắp) lấy gà con bay vút lên. Ta hình dung từ bắt là chủ động là ở mặt bằng như bắt gà trong chuồng, bắt tay nhau…Mặt cắt xơi thấy càng không ổn, kẻ cướp phải bay đi vội vã làm gì có thì giờ và tâm trạng thoải mái mà “xơi” Rảnh rang nhàn rỗi mới ngồi chơi xơi nước hay đài các như các mệ trong hoàng gia triều Nguyễn “xôi không đậu cậu không xơi”
    Đặc biệt hai câu cuối nội dung của quê ta hoàn toàn khác với các bản lưu hành trong sách giáo khoa, những câu nghe thật thương thật thực tế .Khi đã mất cả rồi chị thốt lên câu: Lấy chi đâm nhánh nẩy chồi/ Khổ như ri chừ đà quá khổ……

    Theo tôi tác giả bài này là một nông dân trung niên, chị năng động không  bó tay chịu khổ mà quyết vươn lên trong cuộc sống. Đêm nằm chị vắt óc suy nghĩ: mùa màng thất bát rồi phải làm sao đây và chị đã tìm ra “phương án khả thi” là đi vay tiền mua gà nuôi đẻ. Thức ăn thì nó bươi móc lúa rơi lúa lép trong rơm rạ, may ra được đàn gà, có rổ trứng: cái ăn cái bán cái trả nợ. Đến đây, kế hoạch nuôi gà không may bị thất bại. Chị (có lẽ một mình) cảm thấy quanh mình bao khó khăn: sưu cao thuế nặng lãi mẹ đẻ lãi con…ba con gà con bé bỏng cũng bị một lũ ác điểu hoành hành. Tại sao? Rỏ ràng trước mắt chị những ba con, cả bầy hung ác ấy. Chị ngồi thừ ra hồi lâu càng nghĩ càng bế tắc căng thẳng, chị bật lên lời kêu “Lấy chi đâm lộc nẫy chồi…”
    Lời kêu than thốt lên từ miệng người thiếu phụ thật đau xót buồn tủi não lòng. Trước mắt chị còn một thực tế là miếng ăn hằng ngày của cả gia đình , chị ngậm ngùi tự nhũ; như vừa an ủi vừa động viên: “lần hồi cũng qua”. Lần hồi cũng qua như dã bao năm cái cực cái khổ cứ đeo đẳng cuộc đời chị, nên “lần hồi cũng qua” lầ một sự bằng lòng và xác đáng ở thời điểm đó. Trong cái lần hồi của chị tôi thấy có mầm mống vươn lên trong thời gian tới. Tôi tin thế !
     Lại nói về hai câu cuối trong sách giáo khoa “Đừng than phận khó ai ơi/ Còn da lông mọc còn chồi cây lên”. Rỏ ràng hai câu này là lời khuyên của người ngoài cuộc, mặc dầu có ý tốt là gặp thất bại cũng đừng chán nản, nhưng lời khuyên nghe chung chung, dễ dãi, trơn tuột, vay mượn, khuyên cho ai ơi…Lời khuyên không thấu cái nỗi mất mát đau buồn cụ thể của chị. Mặt khác từ đầu bài cho đến câu “mặt cắt lôi” là đoạn chị kể về cuộc sống, về kế hoạch làm ăn và những điều bất lợi xẩy ra. Nào ! ta đã thấy chị than thở gì đâu, mà ai đó vội khuyên: “Đừng than phận khó ai ơi/ Còn da lông mọc còn chồi cây lên”. Nghe chừng chưa phải.
    Tôi không dám khẳng định bài ca dao là của Vĩnh hưng, Hưng nhơn, nhưng e cũng có góp phần. Nếu cho rằng của Vĩnh hưng, Hưng nhơn thì cũng có lý, bởi địa lý và tiếng nói, nỗi lòng y hệt người làng ta.
   Xin mời bạn bè đọc vui và cùng trao đổi.
Nguyễn Thanh Xuân
487/2 Đường Cổ nhuế từ liêm HN
Đt : 0986 465 346

Thư ngỏ
                   Thân gửi các bạn trong làng

     Rất lâu rồi , tôi muốn cùng các bạn làm một quyển Sử làng, Làng ta nhiều học giả, ít nữa cũng không kém thiên hạ. Hoàn cảnh (thời thế) làm thời gian trước thì hơi sớm mà để lại thời gian sau là muộn. Số trời giao cho chúng ta phải có tập “kỷ yếu”của Làng, cho chúng ta và cho mai sau.
    Trong cái không may ta có được cái may. Ba mươi năm tao loạn, buộc lòng phải đi đây đi đó. Đi một đoạn đàng học một sàng khôn. Giờ đây vốn liếng về tri thức và kinh nghiệm trong anh em ta đã khá hơn trước nhiều.
    Tôi đề nghị các bạn ở làng chủ trì nghiên cứu và dàn dựng đề cương rồi có cuộc họp trù bị. Thành phần tùy các bạn chọn kể cả những người xa quê.
    Ta không cầu toàn, nhưng để có dự kiến ban đầu, các bạn xin mượn đọc lời tựa của bảy họ và tìm hiểu sâu những ngài có chức danh với Triều đình. Đặc biệt hiện tượng “tử vì đạo”. Những hiềm khích do ngoại cảnh bắt buộc, tuy bây giờ không còn dấu ấn gì với lớp trẻ, nhưng đây là chuyện có thật giữa làng ta. Hai chính quyền Bắc Nam cũng là vấn đề. Có thể ta làm cái việc thống kê. Mức độ có thể hội nghị trù bị phán quyết.
    Mong muốn chừng đó. Xin được tham gia cuộc họp trù bị.
Kính chào thân ái
Nguyễn Thanh Xuân
487/2 đường Cổ nhuế Từ liêm Hà nội
Đt: 0986 465 346  Email: nhuxuan29@gmail.com

Thứ Sáu, 23 tháng 12, 2011

MỘT TUẦN Ở HCM CITY

         Đi thứ 6 và cũng về đúng ngày thứ 6. điều đặc biệt đáng nhớ là đi và về cùng trên một chiếc xe. một tuần đi sài gòn vui , vui và vui.
nói như mấy đứa thì đi 1tuần mà nhậu hết 10 ngày. Gặp nhau lần nào cũng nhậu.
   Nhưng không phải mấy lần ngồi nhậu đó để cho là vui. Quan trọng là xong việc đám cưới của aLĩnh .thấy mọi người vui vẻ.ai nấy đều vui là mình vui lây rồi.2 ngày về Ngãi Giao, Bà Rịa được vui vì các anh chị con của Bác, các Cậu đều quây quần ngồi bên nhau...
 Như đã hẹn. hôm nay đã về nhà, photoKhoa sẽ gửi một số hình ảnh trong chuyến đi vừa qua, số lượng ảnh rất nhiều nên sẽ chọn để gửi tiếp trong các bài sau:


CHỤP LẠI TÁC PHẨM ĐẦU TIÊN CỦA photoKhoa "Full House"

GẶP NHAU LẦN NÀO CŨNG NHẬU !



TÁC PHẨM CỦA NGUYỄN ĐỨC PHƯƠNG "CUỘC SỐNG PHÒNG TRỌ SAU Ô CỬA SỔ"

NGÀY TỔ CHỨC ĐÁM CƯỚI 18-12-2011



CHÚ RỂ CÔ DÂU ĐÓN KHÁCH



CHỤP HÌNH LƯU NIỆM

LƯU NIỆM VỚI CHỊ DÂU

VỚI CHÚ RỂ

ĐÓN KHÁCH

BÁNH CƯỚI

VĂN NGHỆ CHÁO MỪNG











TOÀN CẢNH

NÂNG LY NÀO.CHÚC MỪNG  HẠNH PHÚC
CẬU THIỆN & DÌ TƯ




VĂN NGHỆ

LƯU NIỆM . CU EM VÀ ÚT

GIA ĐÌNH NỘI CHÚ RỂ

ANH EM TRONG LÀNG

GIA ĐÌNH NGOẠI CHÚ RỂ

GIA ĐÌNH CÔ DÂU


CÙNG ÔNG BÀ NGOẠI VÀ CẬU 7

VỚI CẬU 5



CÙNG DÌ 4

MẸ,ANH VÀ ANH RỂ