Thứ Hai, 25 tháng 6, 2012

MỘT SỐ HÌNH ẢNH LỄ TANG CỤ ÔNG TRẦN VĂN PHẤN( Gửi ông NGUYỄN THANH XUÂN))



LỄ TANG


CỤ ÔNG : TRẦN VĂN PHẤN
SINH NĂM :1930(CANH NGỌ)
ĐÃ TỪ TRẦN VÀO LÚC 17H NGÀY 21-6-2012
(NHẰM NGÀY 03-5- NĂM NHÂM THÌN)
HƯỞNG THỌ :84 TUỔI

TMGĐ: CON TRAI : TRẦN VĂN GIẢI PHÓNG









Thứ Sáu, 22 tháng 6, 2012

HƯNG NHƠN TRÊN ĐƯỜNG ĐỔI MỚI

Những ngày qua, các đơn vị thi công đã ttiến hành các công việc của mình. Không khí có vẻ khá gấp rút, có lẽ sợ mùa mưa lũ sắp tới. sau bao thời gian chờ đợi, giờ đây đường  Làng Hn đã được làm kè trước Hoái tiền giang, qua cuộc họp Dân Chính Đảng vừa rồi, nghe thoang thoáng đâu kế hoạch khá chi tiết,. kè được làm từ đầu cổng Làng đến cuối khu vực gần chợ Hn. Kè được làm tính từ "con lươn" cách ra 30cm và sau đó được trồng mỗi 50met cây( có thể là cây Mưng hoặc Bằng Lăng,..)biết thế thôi. không phải là méc.
 tạm thời đưa những hình ảnh mới nhất





THÔNG BÁO TIN BUỒN


LÀNG VĂN HOÁ HƯNG NHƠN
HỘI NGƯỜI CAO TUỔI LÀNG VH HƯNG NHƠN
 KÍNH THÔNG BÁO :
CỤ ÔNG : TRẦN VĂN PHẤN


SINH NĂM :1930 (CANH NGỌ)
DO TUỔI CAO SỨC YẾU ,  ĐÃ TỪ TRẦN VÀO LÚC 17H NGÀY 21-6-2012
(NHẰM NGÀY 03-5- NĂM NHÂM THÌN)
HƯỞNG THỌ : 84 TUỔI
  BTC VÀ GIA ĐÌNH KÍNH THÔNG BÁO ĐẾN TOÀN THỂ BÀ CON TRONG LÀNG ĐƯỢC BIẾT ĐẾN THĂM VIẾNG VÀ TRỢ TANG .
TRƯỞNG BAN LỄ TANG/THÔN TRƯỞNG : NGUYỄN ĐỨC  PHỒN
CON TRAI : TRẦN VĂN GIẢI PHÓNG

Thứ Ba, 19 tháng 6, 2012

Hai lần đi,về


            Lần Đi
      
         Tôi có nhật ký thơ:
Đêm tập kết
     Năm tư tháng bảy canh ba
Đất mình hồi hộp vượt qua đất mình
     Hải Lăng, Bến Hải, Vĩnh Linh
Quê hương Quảng Trị một tình chia đôi
    Chân đi lòng những bồi hồi
Gửi về cha mẹ sáng ngời niềm tin
                                                    31-8 1954

      Tiểu dẫn:  Sau hiệp định đình chiến 21-7-1954, xã tôi xã Hải Phong (Hải Tân, Hải Hoà hiện nay) đưa một số người ra miền Bắc, gọi là đi “tập kết”. Đoàn khoảng 20 người, phần lớn người Câu Nhi. Thôn Hưng Nhơn chỉ có tôi. Trưởng đoàn: Nguyễn Ngôn, người Hà lỗ. Lên đường, người đi đầu cầm lá cờ mầu xanh, biểu tượng của hoà bình (qui định trong hiệp định đình chiến).
     Thế nhưng không đi qua tỉnh lỵ Quảng Trị mà lên Như Lệ rồi theo giao liên đi “đường tắt” đến thượng nguồn sông Bến Hải. Khoảng 01h ngày 29-7-1954 chúng tôi “vượt” từ bờ khe phía Nam sang bờ khe phía Bắc mươi bước chân . Thật là hồi hộp!!

    Đoàn đi sớm vươt cả thời gian chuẩn bị đón tiếp của Chính phủ. Đi quá một buổi đường, phải quay lại nơi đón tiếp của Trung ương do ông Trần Hữu Dực làm Trưởng Ban Đón Tiếp.
    Số người dự mét tin còn ít, bởi đây là mấy đoàn đi sớm nhất. Lần đầu tiên được nghe cán bộ Trung ương trực tiếp truyền đạt chủ trương của nhà nước, những khó khăn thuận lợi, đặc biệt là trách nhiệm hai năm, mỗi người nắm cho được kiến thức tiên tiến của thế giới, để sau đó trở về xây dựng quê hương.
    Ngày đi đêm nghỉ, có đêm được xem biểu diễn văn nghệ, khi thì của tỉnh khi thì của huyện khi thì của xã. Tiền trạm bổ trí tối ngủ nhà dân. Nhìn chung đời sống người dân còn khổ hơn trong ta.
     Tạm dừng chân ở xã Nam Bình huyện Nam Đàn để chỉnh huấn. Chương trình là học chủ trương đường lối mới và chính là làm lại lý lịch cá nhân. Viết lý lịch thì có chi quan trọng mà bài giảng cứ nhắc đi nhắc lại. Tôi viết một lần là xong. Tôi tự hào là kê khai trung thực đến trên trăm phần trăm (>100%), nghĩa là có chuyện chưa biết sai đúng nhưng cứ kê khai để khỏi áy náy như trường hợp anh ruột tôi là Nguyễn Như Lãm ra ở thị xà Quảng Trị nơi địch chiếm đóng. Tôi khai là có người anh ruột theo địch. Tôi định khai chuyện bà mẹ, (đây là bà cả, đẻ ra tôi là bà hai) nhưng sau tôi không khai cho rằng bà già rồi. Chuyện là thế này: Tôi đang là HĐND xã phụ trách thu thuế nông nghiệp thôn Hưng nhơn. Một hôm bà gọi tôi đến bà nói: Nè Xuân rứa chơ cái chữ nông cũng ác hè! Tôi hỏi mẹ nói sao? Ca nông giặc bắn về làm chết nhiều người không ác à!. Ác, đúng thế, tôi trả lời. Bà thủng thẳng nói: còn bên ta thu thuế nông nghiệp cao quá lại còn bắt dân gánh lên rừng nữa không ác à. Mạ! tôi tái mặt. Mạ tôi, gan ruột rứa đó. Lúc đó tôi cho là mạ tôi có thái độ chống bên ta.
     Hôm sau ban chỉnh huấn, đọc cho tôi nghe lời ghi trong lý lịch: Coi thường của cải, gây mất đoàn kết nội bộ.Nóng mặt lên tôi hỏi: Tôi làm gì mà gây mất đoàn kết? Ban chỉnh huấn trả lời: chiếc Printania đắt tiền không cất cẩn thận mà  để quanh giếng tắm đông người bị mất. Nghi ngờ người này người khác thành ra mất đoàn kết trong tập thể. Không, không phải thế. Của tôi vô ý tôi để quên, chứ không tôi đem của ra để gây mất đoàn kết. Tôi cương quyết: tôi không ký vào lý lịch có lời nhận xét như thế.  Họ nhìn nhau: Sẽ trao đổi lại với Đ/c sau.
     Ấn tượng đẹp với tổ chức cấp trên đã bị xấu đi trong buổi đầu nhận biết.
     Sau chỉnh huấn được nghỉ ngơi rồi tiếp tục theo guồng máy xã hội.
     Loay hoay thế nào đó, nhất là việc được cho đi học khoá nầy rồi khoá khác, cọng lại dễ chừng hơn chín năm trời (bổ túc văn hoá, hai khoá chính quy Trung Đại học, mấy lớp bổ túc chuyên ngành…).
    Một hôm về Bộ Lâm Nghiệp (Hà Nội) họp gặp bạn công tác ở Vụ tổ chức hỏi tôi sao không về Nam. Văn bản Bộ điều tháng trước.Tôi ngạc nhiên: mình chưa nghe nói gì Bạn đưa cho tôi xem quyết định.
     Về Hà Tĩnh gặp Giám đốc Sở, Giám đốc Sở cười cười trả lời: Bộ điều thì dễ còn ở địa phương thực hiện đôi khi hơi khó. - Tôi chưa hiểu, xin ông nói rỏ hơn. –Này nhé, tôi chưa tìm được người thay ghế cho cậu, thứ nửa tôi biết trong đó kỷ sư Lâm nghiêp chưa có “đất hoạt động”, ở đây đang cần hơn. Tôi đã có báo cáo với Bộ, ông Xuân bị thấp khớp không đi bộ được. Ông hạ giọng: cậu tạm thời đồng ý với mình. Ông à lên ! sao cậu biết Bộ điều? – Bạn tôi ở Vụ Tổ chức, tôi vừa trả lời vừa bước ra cửa.
      Hai mươi mốt năm, từ tuổi 25 đến 46, có thể nói là thời gian sung mãn nhất của đời người, đáng lẽ khá hơn nhưng chỉ có thế, chỉ có thế. Giá sử bây giờ đang là tuổi 25 bắt đầu lại sự nghiệp (đã có tiền sử (kinh nghiệm) 21 năm trước, e rồi tôi cũng chỉ có thế, chỉ có thế)
   
    Lần Về
    30-4-1975, đếm lại đã hơn 21 năm. Cuộc họp Ban Giám đốc Lâm trường ngay ngày hôm sau đã dành cho tôi tất cả tình cảm và sắp xếp cho tôi về thăm quê hương.
    Ở Lâm trường có  Nguyễn Uẩn người làng An thơ cùng về.
    Chuẩn bị đi mới thấy thiếu một thứ quan trọng là giấy đi đường. 21 năm ở Bắc tôi chưa có chứng minh thư (xem ra quản lý vô cùng lỏng mà không mất dân, trong lúc đó ở miền Nam năm 1958 chế độ Ông Diệm đã có căn cước, chụp ảnh cả Tam gia liên báo, Ngủ gia liên báo, cho từng người từng gia đình thế mà mất dân không biết)
    Làm xong căn cước (không có ảnh) tôi với Uẩn bàn nhau nên đem theo bằng tốt nghiệp Đại học (có ảnh) đề phòng bất trắc. Mỗi đứa một xe đạp hai bộ áo quần đẹp nhất và mo cơm nếp. Từ Lâm trường về đến cầu Hiền Lương là 300 km xem là nhẹ nhàng (bởi trong những năm học ở Quảng Ninh về nghỉ hè ở Lâm trường, đoạn đường hơn 800km vẫn guồng xe đạp ban đêm thành thạo).
    Dừng chân ở Lâm trường Bến Hải do bạn chúng tôi là Thái Triêm làm Giám Đốc. Được biết chưa có chủ trương cho người miền Nam tập kết về thăm quê. Đi quan sát thấy dọc đường người nằm la liệt. Thái Triêm bàn cách phân lẻ. Tôi được giao cho mấy cán bộ của Lâm trường đưa về mạn dưới để đêm lội sang sông. Cán bộ Lâm trường cùng với dân quân du kích địa phương vừa canh gác vừa lách đường đưa tôi ra bờ sông (chiếc xe đạp, tài sản lớn nhất của gia đình để lại trong nhà dân không biết là ai). Đến bờ sông, nhìn sang bên kia mù mịt không thấy gì. Một anh bảo: cỡi hết quần áo buộc trong tấm ni lông (ở trần không vướng), khi cần dùng nó làm phao. Chú ý là đừng nhìn dưới nước hay nhìn bờ mà nhìn thẳng ngôi sao chụm ba, chụm hai cạnh nhau đó thấy chưa, thấy chưa?. Tay anh nắm tay tôi hướng lên ngôi sao đó. Có chút lo lo nhưng tin mình làm được và không còn nghỉ gì khác. Bắt tay tạm biệt trong đêm không biết già hay trẻ và các anh tên gì. Vục người xuống nước mới biết đây là nước lợ, gần cửa biển, có lẽ sông rộng. Lòng tự tin, tấm thân trần truồng với bọc ni lông mắt hướng vào hai ngôi sao chụm ba chụm hai mà ngoáy tới, ngoáy đến lúc thấy mệt, tựa vào bọc ni lông xem ra cũng nhẹ đôi phần, rồi tiếp ngữa khoát, sấp khoát, kiên nhẫn chân ngoáy tay quào… còn xa nữa không, miệng lọt vào ngụm nước mặn, ngữa mặt phì ra yếu ớt. Lơ mơ ta bất lực chăng? Nằm im rồi nằm ngữa rồi dựng thỏng chân, A ! chân chạm đất. Tự nhiên người tôi, tôi không điều khiển được, nó như mểm ra . Nước còn ngang cổ, ngang cổ. Gói ni lông làm phao đã phát huy tác dụng. Phút xúc động đi qua, tôi lần mò vào bờ. Qua màn sương mỏng, nhìn thấy mấy cụm tre thưa thớt, tôi như trườn đến đó, mặc vội áo quần và nằm dài ra cho đến khi mặt trời chói vào mắt cay sè.

---***---***---***---
     Một sự trùng hợp lạ lùng:
    + Khi ra đi, lên thượng nguồn con sông này “đất mình hồi hộp vượt qua đất mình”
    + Khi trở về, xuống hạ lưu con sông này “sông mình hồi hộp vượt qua sông mình”
    Cuộc gặp chỉ cách nhau hơn 21 năm thôi.Thật là thú vị!  
Email : nhuxuan29@gmail.com.

Thứ Tư, 13 tháng 6, 2012

Bài tới- bài chòi Ở Hưng Nhơn - NGUYỄN THANH XUÂN



     Một trong hai loại chơi thu hút nhiều người nhất là Cờ chòi và bài chòi.
   1, Cờ có 32 quân. Chia mỗi bên 16 quân, bên đen, bên đỏ.  Sở dĩ gọi là quân bởi nó như một đội quân gồm tướng, sĩ, voi, xe, pháo, ngựa và lính. Có cấp bậc và vị trí cao thấp khác nhau. Tướng cao nhất, lính thấp nhất.
    2, Bài (bài tới) có 60 con. Chia mỗi bên 30 con, trong đó có 3 con màu đỏ. Tất cả 30 con đều “bình đẳng” nghĩa là không có vị trí cao thấp. Đặt tên mỗi con bài không thuộc một hệ thống nào như:ầm, tử, mỏ, hai, ba, rún v.v…Ta có thể thay tên 30 con đó bằng 30 tên khác như lấy số thứ tự từ số 1 dến số 30 và cho màu đỏ ở 3 số là 1,2,3. chẳng hạn.
NHỮNG QUÂN BÀI TỚI- ảnh internet

    Thông thường, ngồi đánh trong nhà, khi tết nhứt hoặc có lễ hội đặc biệt người ta tổ chức làm chòi để dánh.
    Bài này tôi nói riêng về BÀI TỚI
    Cái tên và đánh bài tới chỉ có ở quê ta, ở miền Bắc không có. Sao gọi là bài tới? Lý giải rất đa dạng, riêng tôi thử lấy kết quả của ván thắng để luận: ví dụ người thắng là người cầm trong tay một con bài cuối cùng (chờ), khi phe bên kia gọi đúng tên  con bài của phe bên này (chờ) thế là TỚI (thắng). Đúng ra là họ tới với mình mà mình mới thắng. (TỚI). Lạ!  Có phải tới phiên mình (được) chăng?
     Chòi đánh cờ chỉ có 4 chòi (cố định) còn đánh bài phải ít nhất là 8, hay 10 chòi. Dùng 8 chòi tức là mỗi bên 4 chòi thì bài thừa 2 con (4x7). Dùng 10 chòi thì 6 con mỗi chòi là vừa đủ.
   Khi đánh chia phe: Phe A và phe B
   Phe A đi trước chỉ được phép đi một con, phe B cầm đúng con ấy và đi (kèm) thêm một con nữa (mình muốn), bên A cầm đúng con ấy đi (kèm) thêm con nữa (mình muốn), cứ thế cho đến khi có người tới. Luật chơi là không được tới con có màu đỏ, vì vậy ai bắt con màu đỏ phải đi trước. Có người bắt 6 con mà trong đó những 3 con màu đỏ. Chưa hẳn đã rủi !
NHỮNG QUÂN BÀI TỚI- ảnh internet

     Xem ra, chơi bài tới là thoải mái nhất, gặp con nào đi con nấy, không cần suy nghỉ, không có tay “cao bài” không ai sợ người ấy, người kia giỏi bài. Không ai giỏi hết. Cái dẽ dãi, nhẹ nhàng này chẳng thế mà chỉ dành riêng cho phái nữ. Phải chăng người sáng tác ra kiểu đánh này đã nghiên cứu kỷ, sâu về “tâm hồn”người đàn bà?.
    Thường nhật họ đã tính toán mắm muối tương cà để độ  nhật cho cả gia đình, bây giờ được chơi thì sức mấy đi “con này hơn con kia”; con nào cũng được! Có phải cá, rau đâu mà to với nhỏ. Biết con nào hơn con nào vì nó có quyền ngang nhau. Bởi thế khi chơi không né tránh người ấy đánh giỏi người kia không giỏi. Khác với cờ chòi có “kiệntướng” hẳn hoi (giỏi nhất định thắng).
    Luât chơi cũng dễ, mỗi lần chỉ đi một con. Tiền đặt vào chơi và lấy ra khi thắng cũng gọn. Ví dụ: mỗi người góp vào 100 x 10 người = 1000. Thắng một ván được nhận về 100 cho đến khi hết 10 ván. Dĩ nhiên có người thắng người thua. Nói chung đàn bà đễ tính, khác cánh mày râu thì bẳm trợn: một ván cờ trên tay 8 con ăn cả 8; ăn cả 7, 6 ,5, 4, 3, 2, 1. Gọi là 8 ăn 9; 7 ăn 8; 6 ăn 7;..đến 1 ăn 2  ..Có lẽ đàn bà khác đàn ông cái đó chăng.
     Vui nhất là người chạy chòi, truyền con bài chòi này, tiếp nhận con bài khác rồi chuyền sang chòi bên kia rộn ràng liếng thoắng cùng với hiệu lệnh của các chòi cũng không thiếu tiếng trẻ con nô đùa làm cho sân chơi  huyên náo lạ thường.
    Tôi hình dung, nếu ở quê ta tổ chức được một trận chơi bài chòi thì có lẽ không có người giữ nhà e cũng nhiều như ngày có chương trình “Vượt lên chính mình” ngày 6-6 2012 mà MC Quyền Linh đã làm náo động sân làng Hưng Nhơn.
     Hưng Nhơn, Hưng Nhơn  “Vượt lên chính mình” !
Emai <nhuxuan29@gmail.com>

Thứ Ba, 12 tháng 6, 2012

VÀI TIN NHẮN QUA FACEBOOK ANH EM ỦNG HỘ CHO " NGÀY THỨ 7 TÌNH NGUYỆN"


·  Bình ĐứcNguyễn Mot viec lam that y nghia ve nhieu mat, Tks Khoa Cho va nhung Anh, Em doan vien trong lang Hung Nhon.
·  
Đừng Nhìn Tôi Phai noi anh em hung nhon minh gioi that.anh em xa que len mang thay vay rat tu hao vi minh cung la mot phan nho cua lang hung nhon...........
7 phút trước ·
Duc Hoa Nguyen Hoanh trag ghe
12 giờ trước
Le Ngo duoc do! day du anh tai....kekke
1 giờ trước ·
Đừng Nhìn Tôi Kieu ni phai nhanh chong ra que hung nhon minh moi dc.nho que wa.....14 phút trước ·
  • ·  ·  
Nguyễn Đức Châu Tâm tuyệt vời tinh thần các đồng chí....
Rau Bina Nguyen Ko con gj vui hon nua.hoan ho..hoan ho...cac
d/c we mjnh.
Duc Hoa Nguyen Hay vui that.lang hung nhon ma.cha rang!!!!!
Cuong Vo Đúng chất thanh niên! Funny..
Đừng Nhìn Tôi Hihi tot wa tot wa.hung nhon luc nao cung nhat het.
AI Ken noái chi nửa
Phuong Nguyen keke! hoanh trang nhi..hoan ho tinh than ngay thu 7 tinh nguyen38 giây trước ·
Duc Hoa Nguyen Co rua moi dung ban chat tn lang hung nhon3 giờ trước qua di động ·

Thứ Hai, 11 tháng 6, 2012

NGÀY THỨ 7 TÌNH NGUYỆN CỦA CHI ĐOÀN HƯNG NHƠN


       Như đã đưa tin thông báo, ngày 09-6 vừa qua, Chi Đoàn Hưng Nhơn tổ chức chiến dịch tình nguyện hè 2012, đợt I này Chi Đoàn lên kế hoạch làm vệ sinh các Hói nội đồng của Thôn, công việc khá là vất vã và cần nhiều nhân lực mới có thể làm được. Khối lượng công việc nhiều, xẻ cỏ Lùng, Lác hơn 6km toàn các tuyến Hói nội đồng.,
      Nhưng nhờ sự ủng hộ của tấc cả đ/v nông thôn và đặc biệt là sự hưởng ứng nhiệt tình của các đoàn viên của các Trường vừa được chuyển sinh hoạt Hè về địa phương nên công việc diễn ra rất tốt đẹp. số lượng Đ/v tham gia dao động trong con số khoảng 50 đến 55 người vì có người tham gia 1 buổi, có người 2 buổi
      Toàn thể anh em ai nấy hăng hái làm hết sức mình cho công việc được hoàn thành nhanh chóng.được chia làm 2 Đội quân, nên khắp trên cánh đồng quê hương rộn ràng hẳn lên, tiếng vui đùa rộn rã trên từng chân ruộng. bà con trong Làng cũng giúp đỡ những gì có thể. Và đúng 17h cùng ngày, mọi công việc đã được hoàn thành một cách tốt đẹp, bàn giao cho HTX nhanh hơn dự kiến, ai nấy vui vẻ vì đã tham gia cống hiến sức mình cho quê hương
(Hình ảnh của đêm Liên Hoan sau đợt tình nguyện sẽ cập nhật sau)
      
 HÌNH ẢNH TRONG NGÀY TÌNH NGUYỆN 
CỦA CHI ĐOÀN HƯNG NHƠN , THỨ 7 NGÀY 09-6-2012 

Ra Quân,...

Nhiệm vụ phía trước rất nặng nề....


Phất Cờ

Luôn đồng hành...

màu xanh của Đoàn ta....

Khu vực giáp với Càng Hưng Nhơn


BT phụ trách vòng ngoài...
( và đảm thêm nhiệm vụ " dương đông kích tây") 2 đội

đoàn viên nữ

đv của HN,Thành mập PBT Xã Đoàn..

Đức Phú . thuộc Phân Đoàn Danang cũng về tham gia

PĐT Đông An


Vẹo Cá Xấu..

Anh Thanh- cựu  BT Chi Đoàn Hưng Nhơn
Thời gian này trên đồng lúa quê mình vào đợt " Dặm "nên tiến nói, tiếng cười
của đ/v và bà con trong Thôn rộn ràng hẳn lên

Ngọc Quyền - PĐT Đông Hà vào tham gia

Áo xanh tình nguyện

Đ/V ưu tú -- Hữu Lộc
Lép Nguyễn- Phân đoàn Danang về nghĩ Hè đúng dịp

 Bánh Chưng thôi !!!!!!!!!!!!!!!!!!

ăn dặm buổi sáng .

Tiếp tục công việc
El Kun Bi- Phân đoàn danang

giờ ăn đến rồi. nghĩ trưa, linh động cử các đ/c nữ  vào làm nhanh món  "BÚN MẮM NÊm THỊT TAI HEO". NGON

tập trung 2 Đội

Bộ phận " Hậu mà Cần"
Lâm đen.


nơi tập trung quen thuộc: Cống Trại Đồng

Thành Mập
Những đoàn viên vừa thi tốt nghiệp THPT xong

kỷ niệm

có xíu men cho dể  tiêu bún
Long Heo

Tiếp tục thôi....

1,2,3 kéo lên anh emmmmmmmmmmmmm

tranh thủ..
BT Xã  Đoàn lên thăm động viên cùng Chi Đoàn HN
Đoàn viên tham giaxây dựng Nông Thôn mới
BT Chi Bộ và Thôn Trưởng ra thăm hỏi động viên và tặng quà cho anh em

gần xong rồiiii. chộ Làng rồi

xíu nữa thôi anh em ơi, cố lên

Trước.....
..........và Sau.

CHI ĐOÀN THANH NIÊN HƯNG NHƠN, ĐOÀN KẾT, HIỆP ĐỒNG - LẬP CÔNG TẬP THỂ

( anh em xa quê ủng hộ nhé)