Thứ Hai, 12 tháng 12, 2016

Tạm biệt nhé ! Tuổi Đoàn







     Những gì hạnh phúc nhất, vui sướng nhất và cũng khổ nhất là khi tham gia vào công tác Đoàn và làm phong trào Thanh niên. Những ai đã dấn thân rồi mới hiểu được. Và sự trưởng thành cũng nhờ hơn 10 năm tham gia công tác Đoàn và 4 năm 8 tháng trong vai trò BT Chi đoàn Hưng Nhơn mà tôi đã gắn bó. Có một cảm giác luyến tiếc vì tuổi trẻ qua đi nhanh và không còn được sinh hoạt thường kỳ cùng với những anh em làm công tác Đoàn trong thôn trong xã, trong chi đoàn bạn nhưng thôi, xin gửi lại phần tốt đẹp nhất cho những người bạn, người đồng chí, những người em tiếp tục thực hiện xứ mệnh công tác

Thứ Sáu, 9 tháng 12, 2016

Đại hội chi Đoàn Hưng Nhơn n/k 2017-2019





 Thực hiện Kế hoạch của BCH xã Đoàn Hải Hòa về tổ chức Đại hội các chi đoàn tiến tới Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh xã Hải Hòa lần thứ XI, nhiệm kỳ 2017-2022. 
Ngày 04/12/2016 vừa qua Chi Đoàn Hưng Nhơn tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2017-2019, Đại hội chào

Thứ Năm, 8 tháng 12, 2016

Nơi mạch nguồn Hải Lăng ...

Nơi mạch nguồn Hải Lăng ...

Hải Lăng- miền đất mang hình hài của người thiếu nữ đang xuân với mái đầu biếc xanh gối lên dãy Trường Sơn hùng vỹ, thân mềm mại như dãi lụa đào giữa những vùng phù sa tươi tốt phì nhiêu bên những con sông Ô Lâu, sông Nhùng, sông Vĩnh Định và điểm cuối là chân chạm sóng biển Đông. Hải Lăng - quê hương của những cánh đồng lúa mênh mông thơm ngọt và chập chùng vùng trung du mang hương đất hương rừng. Trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử, mảnh đất này mãi lớn lên từ phù sa, từ mạch nguồn của đất đai, sông núi và tình Người.
Công viên 19-3
Theo sách “Ô Châu cận lục” của Dương Văn An, tên Hải Lăng xuất hiện vào thời nhà Lê năm 1466 thời vua Lê  Thánh Tông trị vì. Dẫu cho bao “dâu bể” của thời gian, của lịch sử nhuốm màu bi tráng nhưng tận trong sâu thẳm lòng người, mảnh đất này mãi là sự trở về bởi chính mạch nguồn Hải Lăng với dáng dấp, tinh thần của non Mai sông Hãn. Vẫn còn mãi đây dòng Ô Lâu  man mác trong tâm thức của người dân Hải Lăng với bao vui buồn nhân thế  của “ bến nước bến tình” và  rộn rã nhữn