Thứ Hai, 30 tháng 4, 2012

NGÀY 30-4-2012 NGHĨ LỄ Ở NHÀ

MỘT GÓC LÀNG AN THƠ

HẠ

HẬU BẠNG-RUỘNG RÔỘT LÀNG HƯNG NHƠN

Designer Phông cho quán cafe Nét Quê ở AN Thơ.có 2 câu thơ của chú Lêđăngmành

Thứ Sáu, 27 tháng 4, 2012

MAIL của chú Nguyễn Khắc Phước

Xin đăng lại hai tấm hình của Nguyễn Đức Phương và Nguyễn Như khoa được chú Nguyễn Khắc Phước (đồng chủ biên của trang Văn nghệ Quảng Trị).biên tập và tặng lại photoKhoa.đẹp hơn và cách nhìn khác hơn

HOÁI(HÓI) TIỀN GIANG: ảnh Nguyễn Đức Phương, biên tập Nguyễn Khắc Phước



CHIỀU TRÊN HOÁI(HÓI) TIỀN GIANG: ảnh Nguyễn Như Khoa, biên tập Nguyễn Khắc Phước


BÀI VIẾT ĐƯỢC ĐĂNG TRÊN Văn Nghệ Quảng Trị

Tìm hiểu về bộ máy điều hành làng Hưng Nhơn

 thời kỳ vua Bảo Đại - Nguyễn Thanh Xuân

 

Lễ Thanh Minh tại Đền Âm hồn Làng Hưng Nhơn-ảnh Nguyễn như khoa

 

Theo văn bản của Khâm sứ Trung kỳ và vua Bảo Đại qui định bộ máy chức sắc ở làng gồm có:

* Ủy ban Thường trực Hội đồng Kỳ mục: Thành viên ủy ban Thường trực do quy mô của xã mà quy định, với 1 chủ tịch, 1 phó chủ tịch và từ 2 đến 4 uỷ viên cố vấn nếu là xã nhỏ, từ 4 đến 7 uỷ viên nếu là xã vừa, từ 7 đến 10 uỷ viên nếu là xã lớn. Số lượng này do quan tỉnh ấn định sau khi có sự đồng ý của Công sứ Pháp.

Uy ban Thường trực bao gồm Lý trưởng và những nhân vật có chức danh cao nhất trong Hội đồng Kỳ mục, song các viên chức đang làm việc tại công sở của chính quyền bảo hộ và quan lại đương chức của Nam triều không được tham gia ủy ban. Quyền hạn của ủy ban Thường trực là hoạch định mọi công việc của làng xã, như lập ngân sách hành xã, lập sổ thuế thân, thuế điền, tổ chức phân chia công điền công thổ, chỉ đạo việc xây dựng các công trình công ích, xét xử các vụ vi phạm nhỏ về hương ước, kiểm soát hoạt động của các chức dịch, lý hương... ủy ban họp ít nhất mỗi tháng một lần, nguyên tắc và thể thức giống như Hội đồng Kỳ mục.

* Ngũ hương: Về đội ngũ giúp việc ở xã, ủy ban Thường trực Hội đồng Kỳ mục chỉ định người giúp việc cho Lý trưởng, gọi là Ngũ Hương. Đội ngũ Ngũ Hương bao gồm 5 chức vụ: Hương bộ, Hương bản, Hương kiểm, Hương mục và Hương dịch. Mỗi chức đó thi hành một nhiệm vụ nhất định do ủy ban thường trực Hội đồng Kỳ mục xã phân công và giám sát.

- Hương bộ chủ yếu nắm giữ sổ hộ tịch của xã, nắm giữ sổ sách những người phải đóng thuế thân và thuế ruộng đất, sổ sách về công điền, công thổ của xã. Đối với những thôn, ấp, giáp hoặc xóm mà chính quyền cấp tỉnh cho phép lập sổ hộ tịch riêng, chính quyền cấp tỉnh cũng cho phép những nơi đó đặt chức Phó Hương bộ để nắm giữ những việc đó. Phó Hương bộ có thể thay Hương bộ khi người này vắng mặt.


- Hương bản phụ trách về tài chính và tài sản của xã, chịu trách nhiệm việc điều hành thu chi của ngân sách hàng xã và trông nom những tài sản vật chất của xã. Hương bản chỉ được phép quản lý một số tiền mặt không quá 30 đồng (tiền Đông Dương lúc ấy). Nếu quỹ tiền mặt lớn hơn 30 đồng thì số dư đó phải giao cho các nhà giàu có trong xã giữ hộ, những người này do Hội đồng Kỳ mục xã chỉ định, tối thiểu sáu tháng một lần. ủy ban thường trực Hội đồng Kỳ mục không thể giao phó cùng một lúc vào tay những cặp có quan hệ thân tộc như: Chú - cháu, anh - em ruột, cha - con, ông - cháu...

- Hương kiểm chịu trách nhiệm về trật tự, trị an trong xã (dưới quyền Hương kiểm có Trương tuần và Tuần đinh).

- Hương mục phụ trách việc trông nom, bảo vệ xây đắp và sửa chữa các loại đường nằm trong phạm vi xã như đường bộ, đường sông, đường sắt... Do đó Hương mục là người trực tiếp phụ trách việc tuyển người, điều động nhân công đi làm xâu.

- Hương dịch phụ trách việc thông báo cho toàn thể xã dân biết những quyết định của chính quyền cấp trên, những ngày mở hội làng... Ngoài ra Hương dịch còn chịu trách nhiệm về mặt vệ sinh công cộng của xã, về tình trạng sức khỏe của súc vật trong xã.

Đối với Ngũ Hương, Hội đồng Kỳ mục xã lựa chọn trong số dân đinh của xã, tuổi từ 25 đến 50, chưa hề bị can án, và giới thiệu lên chính quyền cấp phủ hoặc huyện. Riêng chức Hương bản phải lựa chọn trong số những người giàu có. Quan phủ hoặc huyện sẽ là người xét duyệt, bổ sung và sau đó phải báo cáo lên quan tỉnh, quan tỉnh sẽ báo cáo lên công sứ Pháp. Trích…

      Ở làng ta, tôi không biết tổ chức Hội đồng kỳ mục chỉ biết lý trưởng và các ông hương (quê ta thường gọi trống không là: chức đến tên) như Lý Sung, kiểm Thâm, bộ Hoàng…
Ông Nguyễn Thanh Xuân trong dịp Lễ Thanh Minh năm 2011

Bộ máy chức sắc làng ta đến năm 1945

Lý trưởng: Nguyễn Đức Sung Thường gọi Lý Sung
Hương bộ: Trần văn Hoàng, thường gọi Bộ Hoàng
Hương kiểm: Nguyễn Đức Thâm, thường gọi Kiểm Thâm
Hương dịch : Lê ngọc Ký, thường gọi Hương Ký
Chức Hương bản, hương mục tôi không nghe là ai. Có thể do làng ta nhỏ nên những phần việc ấy do bốn vị trên kiêm nhiệm, Ai phụ trách đội tuần đinh, đội này mạnh lắm!

Nhìn vào cơ cấu chỉ chừng đó mà đâu vào đấy, xóm làng yên ả. Tôi kể một chuyện: ngày hè nóng nực, ban trưa khoảng 10 giờ đến 2 giờ chiều, có tiếng thanh la đi từng đường trôn: phèng và cứ đều đều mươi bước lại phèng, mươi bước lại phèng, tiếng phèng nhắc dân đề phòng cháy, tuy đã qui định bắt buộc nấu ăn xong phải tưới nước dập tắt lửa. Thật là chu đáo ! Ai phụ trách “văn xã” mà Tết nào cũng đánh đu, cũng dựng rạp cờ chòi bài tới. Trẻ con theo không khí đó và có nhiều trò chơi riêng nữa nên cũng vui hết cỡ.

Lại một chuyện thú vị giửa các vị chức sắc: Hôm đó quan phủ vào làng làm việc xong, các vị tiễn quan đến cuối làng ta để quan về làng An thơ. Trở lại các vị vào quán mụ Càng (mệ Chớ) uống nước. Bọn nhỏ chúng tôi chạy theo xem quan, sau đó cũng theo đứng quanh quán. Ông Kiểm (bố Triều) nói “răng lại nói chuyện tui sai trước mặt quan phủ” Một vị khác trả lời: Để cho quan phủ tin rằng có chuyện sai nho nhỏ mà cũng nói ra. Quan cho là ta không giấu giếm cái sai,mà tui cũng chỉ nói là có một buổi trưa không đánh thanh la.Mà mùa rồi làng ta không có cháy chiếc chi, và bửa ni cũng hết mùa nắng. Các vị cười vui vẽ hể hả. Mụ Càng có vẽ thích và đưa trầu mời tíu tít. Làng xóm thật thanh bình chẳng mấy ai kiện tụng và tù tội. Lúc đó có người dân nào đi “hối lộ” các chức sắc? Xin các bạn thử tìm? E không!

Tôi nhớ được chừng đó là các vị đương chức, còn những vị có chức danh nhưng làm ở thời kỳ nào tôi không rỏ là các ông: Chánh Cử (có phải chánh Tổng), lý Thuỵ, lý Hà (tôi biết nhiệm kỳ ông Lý Thuỵ đến ông Lý Hà đến ông Lý Sung), bộ Thạnh, hương Ngạn, phó Diệu, phó Học (không rỏ Phó Tổng hay phó Lý) …còn hàng thất bát cửu phẩm khá nhiều: Văn giai hay bá hộ tôi cũng không rỏ chỉ nghe người đân gọi: thất Chiểu, thất Cẩn…bát Kế, bát Bệ…cửu Liên (bố tôi), cửu Thái, cửu Trử, cửu Khảm (anh tôi) Cửu Viển, cửu Ký, cửu Kiến, cửu Liễn còn nữa nhưng tôi không nhớ hết…(Quan lại của triều đình được xếp từ nhất phẩm đến cửu phẩm).

Có hai ông: Ông Phòng (võ) Ông Lại (văn), làm đến chức gì, làm ở đâu tôi không rỏ nhưng có bề thế lắm.

Trở lại nói về bộ máy cai trị : đành rằng thời bây giờ “đẻ ra” nhiều việc hơn, bù lại máy móc thiết bị văn phòng, thời đại vi tính, phương tiện đi lại v. v… hiện đại nhưng sao mà nhiều thế, gấp hằng chục lần! Từ Trung ương đến Huyên nơi nào cũng có bộ máy nghiên cứu cải cách hành chính, càng nghiên cứu bộ máy càng cồng kềnh .

*****
(+) Đến năm 1945, người có tên tuổi hơn cả là Tiên chỉ làng ta Trần Văn Lý, nghe đâu ông làm Tổng đốc ba tỉnh ở Nam kỳ.Tôi chưa biết mặt. Năm bà mẹ ông mất (mụ Thừa), đưa thi hài bà từ trong Nam ra, các chức sắc và dân làng lên rước từ trên đường quốc lộ 1, chắc ông có về. Lúc đó tôi chưa ý thức là cần phải biết nên không chú ý tìm. Thế là sau này không có dịp nào nữa.

(+) Không rỏ là ông Trần Văn Lý làm Tổng đốc sao lại còn “ăn ruộng” ở làng với vị trí tiên chỉ ?

Ông Nguyễn Thanh Xuân và ông Lê Diễn - Ảnh Nguyễn Như Khoa

Nguyễn Thanh Xuân
                                            nhuxuan29@gmail.com

Thứ Ba, 24 tháng 4, 2012

NHẬN MAIL TỪ PHÂN ĐOÀN DANA

        3 ngày nay D-com lại dở chứng.bó tay không làm gì được.bộ phận Danang gọi ra hối,Sài gòn thúc mà cũng chịu.lại còn bị anh em trách photoKhoa không chăm lo phong trào cho anh em.thôi thì anh em thông cảm.có ai ưng rứa mô !
        Hôm nay đã trở lại bình thường,kịp thời mở mail để gửi bài cho Phân đoàn Danang,Hội An đây.Các Phân đoàn khác nghiên cứu và hưởng ứng nhé.:

        QUYẾT ĐỊNH THÀNH LẬP ĐỘI BÓNG HƯNG NHƠN.DANA FC
TRANG THÔNG TIN CỦA ĐỘI BÓNG : http://nguyenducphumeo.blogspot.com

 



CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC
-----------------

QUYẾT ĐỊNH
(V/v thành lập đội bóng đá)

Theo nguyện vọng của các đồng chí phân đoàn Hưng Nhơn - Đà Nẵng và Hội An
PHÂN ĐOÀN TRƯỞNG HƯNG NHƠN – ĐÀ NẴNG QUYẾT ĐỊNH THÀNH LẬP ĐỘI BÓNG
  Tên đội: HƯNG NHƠN.DANA FC
                                                                 Chủ tịch: Nguyễn Đức Bình
Giám đốc điều hành: Lê Ngọc Tấn
     Phụ trách thông tin: Nguyễn Đức Phú
Công việc này khá vất vả nhé. Cập nhật thông tin đưa lên mạng, trả lời báo chí, liên lạc anh em trong đội và nhiều nữa. Cố lên!!!!
Danh sách cầu thủ:
STT
Họ tên
Tên thường gọi
Tên trên áo
Số áo
Chức vụ
Nhiệm vụ
1
Lê Văn Ngỏ
Riềng
Lê Ngỏ
8
đội trưởng
chỉ đạo trên sân
2
Nguyễn Đức Bình
Mẻ
Đức Bình
9
đội phó
cũng rứa
3
Nguyễn Đức An
Tý Bo
Đức An
10
cầu thủ
ngã khéo kiếm penanty
4
Nguyễn Hữu Trí
Treo
Lee Te
68
thủ môn
không cho “người” vô lưới,
banh thì kệ nó
5
Nguyễn Đức Phú
Mèo
Đức Phú
1
thủ môn
không cho banh vô lưới
6
Lê Ngọc Tấn
Cu Em
Lê Em
12
cầu thủ
banh qua người ở lại
7
Nguyễn Văn Phong
Khờ
Văn Phong
7
cầu thủ
người qua banh ở lại
8
Nguyễn Đức Thắng
Cày
Đức Thắng
6
cầu thủ
kiêm huấn luyện viên
9
Nguyễn Đức Tuấn Thành
Cu Anh
Tuấn Thành
46
cầu thủ
sút cho trúng gôn, nhẹ cũng được
10
Lê Văn Tấn
Lêu Khêu
Lê  Tấn
15
cầu thủ
đập banh vô lưới
11
Nguyễn Hữu Khiêm
Xọt
Hữu Khiêm
20
cầu thủ
múa máy làm hoa mắt
 đội bạn
12
Lê Ngọc Khánh Hân
Cu Bi
El Kun Bi
29
cầu thủ
chuốc rượu đội bạn
13
Lê Văn Hưng
Heo “gô”
Văn Hưng
99
thủ môn
kiêm luôn nhặt bóng !!!
14
Nguyễn Đức Vĩnh Thắng
Vẹo
Cá Sấu
18
cầu thủ
eeeem là eeem chém!!!


Ngoài ra, một lực lượng không kém phần quan trọng nhằm nâng cao tinh thần cho đội bóng là các cổ động viên.
Vì vậy thành lập luôn Hội cổ đông viên là một số chị em ở Hưng Nhơn.
Nhiều quá nên không lên danh sách nổi, để cập nhật sau, chị em thông cảm nhé!!
Kinh phí hoạt động:
+ mua đồng phục: các thành viên đóng góp
+ các chi phí sân, nước: cũng rứa
+ chi phí nhậu: cũng rứa nhưng lâu lâu ....
P/S: anh Nguyễn Đức Bình ủng hộ 500.000 đồng, anh Lê Văn Ngỏ ủng hộ 200.000 đồng để đội bóng hoạt động ban đầu. 
Hoan hô hai anh !!!!!!!!
                                                                                                    Đà Nẵng,  ngày 22 tháng 04 năm 2012
                                                                                                    PHÂN ĐOÀN TRƯỞNG ĐÀ NẴNG
                                                                                                                    Lê Văn Ngỏ       

                 
MỘT SỐ HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CỦA FC HUNGNHON.DANA
FC HUNGNHON.DANA
CỔ ĐỘNG VIÊN

Thứ Tư, 18 tháng 4, 2012

Khởi công Trường tiểu học tránh lũ Hải Hòa

  ( BÀI ĐĂNG TRÊN BÁO QUẢNG TRỊ )
Ngày cập nhật: 18/04/2012 5:55:31 SA



(QT) - Ngày 17/4/2012, Quỹ Hỗ trợ phòng tránh thiên tai miền Trung, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Viettinbank) phối hợp với UBND huyện Hải Lăng (Quảng Trị), cấp ủy, chính quyền địa phương và tập thể giáo viên, học sinh trên địa bàn tổ chức lễ khởi công xây dựng công trình cộng đồng phòng tránh thiên tai - Trường tiểu học Hải Hòa. 

Khởi công xây dựng công trình cộng đồng phòng tránh thiên tai - Trường tiểu học Hải Hòa.

Trường tiểu học Hải Hòa được xây dựng cách đây 30 năm, trải qua thời gian dài sử dụng cộng với ảnh hưởng của các đợt mưa lũ nên đã xuống cấp nghiêm trọng. Cảm thông với những khó khăn của thầy cô và các em học sinh nơi đây, được sự vận động của Quỹ Hỗ trợ phòng tránh thiên tai miền Trung, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam đã đóng góp kinh phí tài trợ để xây dựng một ngôi trường khang trang cho thầy cô, học sinh Trường tiểu học Hải Hòa.

Theo thiết kế, Trường tiểu học Hải Hòa sẽ được xây dựng có quy mô 2 tầng, 6 phòng học kiên cố, hiện đại với tổng diện tích khoảng 600 m2; tổng kinh phí xây dựng công trình này hơn 3,6 tỷ đồng (Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam tài trợ 2,2 tỷ đồng, còn lại là vốn đối ứng của huyện Hải Lăng).

Sau khi hoàn thành, công trình sẽ đáp ứng tốt điều kiện dạy và học cho thầy cô, học sinh đồng thời cũng là nơi trú tránh an toàn cho người dân địa phương trong mùa bão lũ.

                                              Tin, ảnh: ĐỨC VIỆT 



CHÙM ẢNH CỦA photoKhoa  CHỤP NGÀY HÔM QUA 17-4-2012 TRONG LỄ KHỞI CÔNG TRƯỜNG TIỂU HỌC HẢI HOÀ





 
















GẶP LẠI THẦY HOA