Thứ Bảy, 29 tháng 11, 2014

22 CÂU NÓI CÓ THỂ THAY ĐỔI CUỘC ĐỜI BẠN


22 CÂU NÓI CÓ THỂ THAY ĐỔI CUỘC ĐỜI BẠN
1.Tiền xu luôn gây ra tiếng động… nhưng tiền giấy lại luôn im lặng. Vì thế khi giá trị của bạn tăng lên, hãy giữ cho mình luôn khiêm tốn và nói ít đi!
2. Càng nói ít, càng nghe được nhiều.– Alexander Solshenitsen
3. Khi người khác hỏi những điều mà bạn không muốn trả lời, xin hãy cười và nói “tại sao bạn lại muốn biết điều đó?”

Thứ Bảy, 22 tháng 11, 2014

22-11-2014 - Tiến trình xây dựng nhà thờ Họ Nguyễn



 Đến thời điểm này, cơ bản các hạng mục xây dựng nhà thờ họ Nguyễn đã hoàn thành. Họ đã cho phá dỡ nhà thờ họ cũ và tiền đường để chuẩn bị cho lễ An vị trong vài ngày tới.

Sưu tầm


Ta muốn về với những kỷ niệm xưa
Thời ấu thơ bây giờ không còn nữa
Mùa lũ lụt sắn khoai thay cơm bữa
Muối đậu rang mùi sả ruốc thơm nồng

Đêm mưa về đồng làng nước mênh mông
Chơm mớ cá mang về nhà kho vội
Trời lạnh quá nên lười không tắm gội
Hương phù sa chăn gối cũng “thơm mùi” .

Ngày gió lạnh không áo ấm co ro,
Cơm độn sắn, cá đồng kho lá ném
Không đủ no, mạ nhường con vơi chén
Cục đường đen! Thương lắm cắn dè chừng…

Ta muốn về nơi chẳng thể nào quên
Chờ trăng lên, trên bến sông quờ quạng
Đạp gốc rạ đau chân quên chạng vạng
Mạ gọi về tắm rửa, ới con ơi !

Ta lớn lên xa quê dạt vào đời
Đi nhiều lắm những miền xa, đất lạ
Chiều nay nhìn hoàng hôn qua kẻ lá
Muốn khóc òa, thương quá một miền quê...!

Thứ Tư, 19 tháng 11, 2014

THẦY! - Nguyễn Thanh Xuân

NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO BÁC NGUYỄN NHƯ XUÂN Ở HÀ NỘI VỪA
EMAIL CHO TÔI BÀI VIẾT: Xin chia sẻ cùng quý Thầy xưa!


       Hể có chừng 3 học trò cùng khóa gặp nhau là chúng tôi nhớ và nói chuyện về thầy: THẦY TRỢ PHỨC . Thầy tên đầy đủ là Trần văn Phức, quê làng La Chữ huyện Phong Điền tỉnh Thừa Thiên Huế.
Tôi lên bảy được Mẹ dắt đến trường Tổng (trường của 4 làng: Văn Quỹ, Hưng Nhơn, An Thơ và Phú Kinh) đóng tại làng Văn Quỹ, cách nhà khoảng 1,5 km. Ôi ngôi trường xây bằng ngói, nền cao tôi đứng đến ngang cổ, có 6 – 7 bậc tam cấp.Trường dùng để dạy lớp 1,2 và 3. Học sinh khoảng 60 đứa.
Tôi học lớp 1, học chung với các anh lớn 8-9-10 có anh tôi gọi bằng chú tuổi 14-15 (vì không có trường nên thất học). Niên khóa 1936-1937 chỉ mình Thầy, năm sau có thêm thầy giáo Hồng.
Một mình Thầy dạy 2 lớp .Ngôi trường mới làm chỉ mấy bộ bàn ghế, cái bảng đen. Thầy có tài huy động khả năng trong các gia đình con em học sinh để sắm đủ các loại học cụ. Tùy loại mà thầy nhờ bố mẹ làm cho thứ đó Trên tường treo gọn học cụ thu nhỏ. Từ những thứ khó như chiếc xe đạp nước, chày giã gạo bằng chân, bằng tay, đôi triêng gióng, cái thúng cái mủng, cái nơm chơm cá, bộ lừ dẹp v.v…nghĩa là công cụ nghề của làng quê. Học môn nào thầy đem học cụ giảng giải chu đáo cặn kẻ.
Mỗi tuần dạy 5 buổi (nghỉ thứ năm chủ nhật), gần như ngày thứ năm nào thầy cũng về thăm hỏi gia đình học sinh và kiểm tra học trò.
Ba năm học thầy dẫn dắt: :
+ Đi tham quan đền thờ Câu Nhi, đền thờ La Chữ cột đình to ba đứa ôm mới khít .
+ Đi tham quan lò nấu dầu tràm (ở Hải sơn bây giờ) lá cây tràm nghiêng một bên nên có tên nữa là khuynh diệp, vỏ cây không thấm nước.tôi đã thấy ở nhà dùng xãm thuyền. Mùi dầu bay ra thơm cả vùng .
+ Đi đón Hoàng đế Bảo Đại và Nam phương Hoàng Hậu ra Hà Nội. Chưa kịp hô câu đã thuộc thì xe đã vút đi rồi. Nhìn thầy dáng Thầy như không bằng lòng. Ức quá
+ Thi bơi lội ở Vực Nước Lụn (An Thơ). Nước chảy xiết.thầy bố trí nhiều thuyền phía.để vớt những ai bị trôi. Thi bơi lội đươc nhận bằng bơi lội.
+ Trò nào giỏi môn gi thầy thường gọi lên làm bài mẫu , khen và cho điểm cao tại chỗ. Ví dụ như thằng Ân đọc chữ Tây hay lắm
+ Thầy đi xem đá banh (thi) giữa đội học trò Văn Quỹ và học trò Hưng Nhơn. Có thầy chúng tôi đá hăng lắm.
+ Cãi nhau ầm ĩ, thoáng thấy Thầy là im re làm hòa nhanh chóng
+ Đi thi hêt cấp (lớp 3) tại Diên Sanh, thủ phủ huyện Hải Lăng, cách nhà gần 15 km. Hôm đó Thầy mặc quần áo đẹp nghiêm trang. Tôi vôi khoe với bạn nào đó (trường khác) là Thầy tau đó và lấy làm sướng lắm.
Thầy hiền lành mà nghiêm nghị, chúng tôi ai cũng trọng thầy pha chút sợ. Ở nhà khi có làm gì sai sợ nhất là câu: ông trợ Phức dạy mi rứa à! Nghe câu ấy là im thin thit và bảo chi làm nấy.
Thời gian kháng chiến, gặp nhau chúng tôi hỏi về thầy, nghe đâu gia đình bị bom đánh sập và không biết thầy hiện nay ở đâu. Nhớ thầy thương thầy đứa nào cũng rơm rơm nước mắt. Thầy hơn tôi khoảng 30 tuổi. Tôi nhớ thầy có con gái đầu tên là Tiết, 7 tuổi học cùng lớp. Nếu đã về với tổ tiên xin Thầy yên giấc Chúng con luôn kính trọng Thầy, ngưởng mộ Thầy.!
Học trò
Lúc học với thầy: Nguyễn Như Xuân
Tên bây giờ: Nguyễn Thanh Xuân
Địa chỉ : 487/2 đường Cổ Nhuế, phường Cổ Nhuế, quận bắc Từ Liêm, Thành phố Hà nội.
Email Nhuxuan29@gmail.com.

Thứ Bảy, 15 tháng 11, 2014

Con nước về - săn chuột mùa nước nổi

           Năm nay con nước về muộn, theo như hằng năm thì thời gian này có lẽ đã đến con lũ lần thứ mấy. năm nay 2 tháng 9 nhuận, bà con đợi con nước để đem phù xa về cho cánh đồng đất đai tốt tươi. cũng vui vì giờ cũng đã có nước bạc về/.


Chủ Nhật, 9 tháng 11, 2014

Lập Đông




LỜI DẠY CỦA CHA

LỜI DẠY CỦA CHA
1. Con ạ, con nhất định phải học nấu cơm. Việc này không liên quan với chuyện hầu hạ người khác. Khi những người yêu thương con đều không ở bên cạnh, con có thể đối đãi bản thân thật tốt. (Có thể độc lập sinh tồn)
2. Con ạ, con nhất định phải học lái xe. Việc này không liên quan với thân phận địa vị. Như thế vào bất cứ lúc nào, con cũng có thể cất bước đi đến bất cứ nơi nào con muốn, không cầu cạnh bất cứ người nào. (Tự do)
3. Con ạ, con nhất định phải học đại học, đại học chính quy. Việc này không liên quan với học lực. Trong đời người cần trải qua mấy năm này, cuộc sống không gò bó lại có thể thấm nhuộm thư hương. (Một khi đi vào xã hội, là đã đi vào thị trường)
4. Con ạ, con có biết không? Dấu chân có bao xa, lòng dạ có bao rộng. Tấm lòng rộng rãi, con mới vui vẻ. Ngộ nhỡ đi không xa, hãy để sách vở đưa con đi. (Mở rộng tầm nhìn của mình, nhờ vào tầm nhìn của tri thức)
5. Nếu trên đời chỉ sót lại hai bát nước, một bát dùng để uống, một bát phải dùng để rửa sạch gương mặt và quần áo lót của con. (Tự tôn không liên quan với giàu nghèo)
6. Trời sập xuống cũng đừng khóc lóc, đừng oán trách. Như thế chỉ khiến những người yêu thương con càng đau lòng, những kẻ thù hận con thêm đắc ý. (Bình tĩnh chấp nhận số mệnh, những người yêu thương con đương nhiên sẽ quan tâm)
7. Dù ăn cơm trộn nước tương, cũng phải trải khăn ăn sạch sẽ, ngồi với tư thế trang nhã. Sống cuộc sống thô sơ theo cung cách cầu kỳ. (Phong độ không liên quan với cảnh ngộ)
8. Khi đến phương xa, ngoài máy ảnh, nhớ mang theo giấy bút. Phong cảnh giống nhau, nhưng tâm tình ngắm cảnh mãi mãi không trùng lặp. (Hình ảnh và ký ức tình cảm là khác nhau)
9. Nhất định phải có không gian thuộc về mình, dù chỉ hơn chục mét vuông. Nó có thể giúp con khi cãi nhau với người yêu giận dỗi bỏ đi không đến nỗi lưu lạc đầu phố, đụng phải kẻ xấu. Càng quan trọng hơn là, khi con nông nổi, có một nơi để con bình tĩnh lại, cho lòng mình một góc ở yên. (Nhân cách độc lập)
10. Lúc nhỏ phải có kiến thức, lớn lên phải có từng trải, con mới có cuộc đời tinh tế đẹp đẽ! (Đọc từng trải của người khác, tìm từng trải của bản thân)
11. Bất kể lúc nào, đều phải làm một người hiền lành lư
ơng thiện. Hãy ghi nhớ, lương thiện, sẽ khiến con trở thành người được trời cao chiếu cố nhất. (Kiểu chiếu cố này không hẳn là giàu có và quyền thế. Thiện có thiện báo, thứ được báo đáp, là tình yêu thương.)
12. Nụ cười, ưu nhã, tự tin, là của cải tinh thần lớn nhất. Sở hữu chúng, con sẽ sở hữu tất cả.
Đây chính là tinh thần “quý tộc”!
- ST -

Thứ Ba, 4 tháng 11, 2014


Hải Lăng bây chừ lạnh phải không?
Ra chợ tìm mua cá diếc đồng
Mang về nấu cháo ăn cho nóng
Mát, lành, thanh, ngọt vị cay nồng...
— copy của   Phan Khắc Hùng Tèo
https://scontent-b-sjc.xx.fbcdn.net/hphotos-xpf1/v/t1.0-9/1907881_983428678340423_1186944791733677920_n.jpg?oh=d803d4c4efbaf61974f6b49b6f5b60f2&oe=54A9D42F