Thứ Năm, 5 tháng 1, 2012

Trao đổi Vĩnh hưng, Hưng nhơn, Kẻ vịnh


     Trước năm 1954 tôi đã 25 tuổi, nhưng chưa hề nghe ai nói làng ta là Cái vịnh, chỉ nghe gọi là Kẻ vịnh. Tôi tự hỏi tại sao làng ta là Vĩnh Hưng đã chính thức đổi thành Hưng Nhơn lại có thêm Kẻ Vịnh. Kẻ Vịnh xuất hiện vào thời kỳ nào chưa ai xác định, khi lớn lên tôi thấy viết ở nhà thờ họ Đạo là Giáo xứ Kẻ Vịnh. Trong văn tự đều ghi : Hưng nhơn ngày…chứ không dùng trên giấy tờ là  Kẻ Vịnh ngày…, nếu ai hỏi ông (bà…) thì cũng trả lờì là làng Hưng dơn (nhơn), chơ không khi mô nói tui là làng Kẻ Vịnh.
MỘT HÌNH ẢNH TRONG NGÀY LỄ THANH MINH TẠI ÂM HỒN
    Vị trí nhà thờ đóng tại làng Hưng Nhơn tại sao lại ghi là Kẻ Vịnh. Lạ! Lẽ nào Kẻ Vịnh dành riêng cho những tín đồ Thiên chúa giáo? Cái nầy tôi nghĩ : liệu Kẻ Vịnh có dính gì với Kẻ Văn. Ở làng Văn quĩ cũng ghi là Giáo xứ Kẻ Văn. Cũng không phải ! Vì nhà thờ ở làng An Thơ và nhà thờ làng Hòa Viện (cách nhau 100m và 500m) không thấy ghi là Kẻ Thơ, Kẻ Viện. Chịu ! ! ! ? ? ?...
    Thử tách hai từ : Kẻ và Vịnh.
    Từ Kẻ tiếng gọi dân làng ở miền Bắc, kẻ chợ là nơi đông người như Hà nội xưa…Ở Hải lăng ta chỉ có ba làng dùng từ kẻ là Kẻ Diên (có chợ kẻ Diên-thủ phủ Hải lăng xưa) Kẻ Văn và Kẻ Vịnh. Tôi thoáng nghĩ người đặt chữ Kẻ cho rằng ở ta có trỗi hơn nơi khác và tự hào cho quê mình.
    Có người cho rằng Vịnh là vùng trũng. Không đúng!. Vịnh là vùng biển ăn sâu vào đất liền như vịnh Hạ Long, vịnh Cam ranh, vịnh Thái Lan…rằng ta là vùng trũng, An thơ, Phú kinh còn trũng hơn.
CHÙA HƯNG NHƠN
    Tôi nghĩ rằng từ xa xưa Trong Ô Châu Cận lục () Thượng thư Dương văn An biên soạn, hai dịch giả Trịnh Khắc Mạnh , Nguyễn Văn Nguyên, dịch và chú thích thuộc Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn-Viện nghiên cứu Hán nôm do Nhà xuất bản Khoa học xã hội ấn hành- Hà nội 1997. trong lời bình trang 232 (bản chữ Hán) Vĩnh Hưng chi chí thượng văn, bản dịch (tiếng Việt) trang 48 dịch tương đối sát là Vĩnh hưng có  chí chuộng văn (văn= văn chương chứ không phải văn= nghe). Lại nữa trang 269 (bản chữ Hán) mỹ hóa Vĩnh hưng, nhưng trong bản dịch (tiếng Việt) trang 71 lại dịch là phong hóa Vĩnh hưng. Dịch phong hóa không đúng. Phong hóa là phong tục tập quán và nếp sỗng của một xã hội: phong hóa tân tiến, phong hóa suy đồi… Mỹ hóa thì rỏ ràng không có nghĩa khác. Mỹ là đẹp: mỹ nữ, mỹ mãn, mỹ xảo…
    Phải chăng Thượng thư thấy ở Vĩnh hưng có nét hào hoa phong nhã, có tư chất về trí tuệ văn chương!.
   Qua bao trăn trở tôi lại thấy: Kẻ có nghĩa là chỉ trống về người: kẻ giàu, kẻ khó, kẻ sang, kẻ hèn… Vịnh có nghĩa là ngâm vịnh; tức cảnh mà đặt thơ: vịnh mùa hè, vịnh cái chổi…Vĩnh hưng, Hưng nhơn hay ngâm thơ xướng họa mà có cái tên Kẻ Vịnh. Kẻ Vịnh là làng hay vịnh thơ, ngâm thơ. Tôi thích cái ý “nịnh” làng. Nịnh làng thì ai mà chẳng thích nịnh, nhưng cò có cái cớ chi chăc chắc thì nịnh mới có giá phải không các bạn!.
   Xin tạm dừng ở đây. Chúng ta sẽ trao đổi tiếp khi có suy nghĩ mới.

Nguyễn Thanh Xuân
487 / 2 Đường Cổ nhuế Từ liêm Hà nội
Gmail :  nhuxuan29@gmail.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét