Thứ Ba, 18 tháng 3, 2014

HẢI LĂNG - MÙA LỄ HỘI.

  copy từ trang http://hailang.quangtri.gov.vn  

 
20 đội thuyền đua của 20 xã, thị trấn đã sẵn sàng xuất phát.
        Hải Lăng từng được xem là “rốn lũ” của tỉnh Quảng trị do những con sông bồi đắp nên. Từ thủa xa xưa, các cư dân đầu tiên đến đây khai hoang lập địa đã biết đoàn kết một lòng để chống lại thú dữ, thiên tai để mà giữ đất giữ làng, cùng đoàn kết chung tay xây dựng quê hương… Chiếc nôi văn hóa của vùng đồng quê sông nước chiêm trũng ấy cũng theo đó mà hình thành nên với nhiều lễ hội mang đậm dấu ấn văn hóa đặc sắc gắn liền với hình hài của mỗi một miền quê.
      
Nằm ở cửa ngõ phía nam của tỉnh Quảng Trị, Hải Lăng được biết đến như là vựa lúa cung cấp gần 1/3 nông sản cho toàn tỉnh. Là huyện có đông dân cư được phân bố ở 19 xã và 01 thị trấn. Địa hình cũng phân hóa thành 3 vùng khác biệt  gồm: đồi núi, đồng bằng và vùng cát trãi dài ven biển bãi ngang. Vùng đồng bằng chiêm trũng màu mỡ được coi là “rốn lũ” ở Hải Lăng được bao bọc, bồi đắp bởi nhiều con sông lớn nhỏ. Trong đó có 2 con sông đã đi vào những trang lịch sử thi ca là dòng Ô Lâu huyền thoại và dòng sông Vĩnh Định uốn khúc nên thơ…Như có mạch nguồn tạo thêm động lực để thăng hoa, phát triển. Ngay Từ thủa xa xưa, các cư dân đầu tiên đến đây khai hoang lập địa đã biết đoàn kết một lòng để chống lại thú dữ, thiên tai, địch họa để mà giữ đất giữ làng, cùng chung tay góp sức lao động, sản xuất xây dựng quê hương… Chiếc nôi văn hóa của vùng đồng quê sông nước chiêm trũng này cũng theo đó mà hình thành nên với nhiều lễ hội mang đậm dấu ấn văn hóa đặc sắc gắn liền với hình hài của mỗi một miền quê.

         Đến với vùng quê Hải Lăng trong những  tháng đầu năm này với bao sự kiện lịch sử. Hòa trong dòng chảy của thời gian kéo dài như vô tận để chứng kiến, đắm mình vào những lễ hội văn hóa truyền thống ở nơi đây. Vào dịp này, bên cạnh các hoạt động nghi lễ cầu an, cầu ngư đầu năm mới mang ý nghĩa tín ngưỡng tâm linh, là phần hội  với nhiều trò vui dân gian đã được cách tân, nâng tầm và bảo tồn trở thành truyền thống nhưng vẫn mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc được nhiều thế hệ gìn giữ lưu truyền. Từ những lễ hội như bưng trống đá của làng văn hóa Hưng Nhơn – xã Hải Hòa, chọi gà ở Hải Chánh – Hải Thọ, hay hội cướp cù, hội vật của xã Hải Quế, Hải Khê … những hoạt động lễ hội này đã giúp cho cộng đồng dân cư không phân biệt già, trẻ, gái, trai…cùng đến tham gia, hòa mình, gắn kết trong tình nghĩa gắn bó, động viên. Được thể hiện rõ ràng và cụ thể nhất trong những hoạt động này là lễ  Cầu ngư và hội vật ở xã Hải Khê. Đây là một trong những lễ hội đã trở thành thông lệ. Hàng năm, cứ đến ngày rằm tháng Giêng (vào khoảng tháng 2 dương lịch) Bà con ngư dân 2 thôn Trung An và Thâm Khê, xã Hải Khê, một làng quê ở vùng biển bãi ngang của huyện Hải Lăng lại tưng bừng náo nhiệt với Lễ cầu ngư và Hội vật truyền thống. Sau phần lễ cúng tế theo nghi thức truyền thống của chủ lễ và các bậc Tộc trưởng, Hội chủ cao niên trong làng thể hiện tại miếu thờ thần hoàng với ý nghĩa“cầu cho mưa thuận gió hòa, cho trời yên biển lặng” tôm cá đầy khoang… Phần hội vậttruyền thống không thể thiếu và được chờ đợi nhất đã được tổ chức ngay trên bãi cát ven biển mà theo như các cụ cao niên cho biết đã được các thế hệ cha ông đi trước truyền lại đến nay đã hơn 700 năm…Những đô vật được tuyển chọn trong làng, ngoài xã đến tham gia và có độ tuổi trên 18 và cùng hạng cân đều được xếp thành từng cặp đấu tham gia. Với tinh thần thượng võ, các đô vật luôn cống hiến cho người xem những pha thi đấu gay cấn, hấp dẫn và đẹp mắt… Thông qua hội vật truyền thống như thế này không ngoài mục đích nhằm tôi luyện thể lực, nâng cao sức khoẻ dẻo dai cho thanh niên trai tráng có thêm sức mạnh để ra khơi chèo chống với biển cả. Hội cù ở Làng Kim Long- Xã Hải Quế lại có nét đặc trưng của người dân vùng miền quê duyên hải…..
 Là môn thể thao truyền thống vốn có từ lâu đời và thu hút nhiều người, nhiều đối tượng tham gia. Hội chơi cù thường được tổ chức vào dịp giữa tháng 2 âm lịch. Đây cũng là khoảng thời gian mùa vụ còn nông nhàn nên người chơi và người đến xem cổ vũ thường rất đông. Mặc dù bị gián đoạn một thời gian, nhưng môn thể thao truyền thống lành mạnh này vẫn ăn sâu vào tiềm thức của mỗi một người dân nơi đây. Chính vì thế, để bảo tồn, duy trì,  xã đã giao cho các tổ chức đoàn thể trong xã thường xuyên đứng ra tổ chức cho đông đảo người dân tham gia, tạo không khí  vui tươi, phấn khởi và đoàn kết để cùng nhau chung sức, chung lòng phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới, xây dựng gia đình hạnh phúcĐặc biệt sôi nỗi nhất ở Hải Lăng là ngày hội đua thuyền truyền thống….đua thuyền là một trong những hoạt động không thể thiếu trong các ngày lễ hội ở các địa phương. Nhất là đối với những người dân sinh sống trên vùng đất đồng bằng chiêm trũng quanh năm úng lũ như ở Hải Lăng. Sau những ngày mưa lũ hay khi kết thúc một vụ mùa bội thu., trong các dịp lễ hội văn hóa hay mỗi khi tết đến xuân về…Với phương tiện thuyền ghe sẵn có. Đội ngũ trai đinh tráng kiện, thanh niên trai tráng ở trong làng được  tập hợp để tổ chức đua thuyền. Trên những dòng sông, những cánh đồng ngập nước hay các đầm phá rộng…đều có thể trở thành nơi tranh tài, đua sức rất náo nức quyết liệt của các làng xã trong cộng đồng dân cư. Để tham gia và tổ chức thành công trong mỗi mùa hội đua bơi cũng lắm công phu. Những chiếc thuyền nan đan từ cây tre, qua bàn tay của các nghệ nhân lành nghề đã được nức, lận, gia cố, sơn quét…nhiều màu sắc sặc sở phù hợp với trọng lượng và số lượng người bơi. Dù đan hay thỉnh được ghe tốt, các đội thuyền đua đều tổ chức lễ “thượng sơn, hạ thủy” tại các đình, miếu thờ trang trọng ở trong làng. Và để lưu giữ, nhân rộng đưa môn thể thao mang tín quần chúng rộng rãi này trở thành hoạt động thi đấu thường niên truyền thống điển hình của huyện…Huyện Hải Lăng đã thống nhất  quyết định chọn dịp lễ hội 19/3, ngày giải phóng huyện Hải Lăng làm ngày hội văn hoá của huyện. Trong những ngày này, tại hồ nước chè, hồ nước mênh mông nằm ở trung tâm văn hóa của huyện. các đội thuyền đua nam, nữ được tuyển chọn qua tập luyện ở 20 xã thị trấn trên địa bàn huyện đều tập trung về đây tham gia góp mặt. Riêng hội đua thuyền truyền thống của huyện được tổ chức năm nay mặc dù là năm lẽ, quy mô không lớn chủ yếu để dành nguồn lực cho sang năm 2015 để kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng Hải Lăng…Nhưng không vì thế mà lượng người tập trung về quanh bờ hồ để cổ vũ giảm. Trong ngày hội đua thuyền lần này cũng đã thu hút gần 30 đội đua nam nữ của 20 xã thị trấn trong huyện về tham gia. Với thể thức đua bơi truyền thống. Giải đua năm nay đã được chia làm 9 đợt 4 giải dành cho đội nữ và 5 giải đội nam, mỗi lượt đua là bơi đủ 3 vòng 6 tráo có tổng chiều dài hơn 5 Km. Qua 1 ngày tranh tài đua sức quyết liệt, sôi nỗi hào hứng nhưng đầy tinh thần cao thượng, đoàn kết. Nhất là trước sự động viên cổ vũ nhiệt tình của hàng chục ngàn khán giả đến xem chật kín quanh 4 phía bờ hồ. Ban tổ chức đã trao  giải cho các đội đua đạt thành tích cao trong các lượt đua. ..
            Con người và vùng đất Hải Lăng quyện chặt với nhau bằng các lễ hội đa sắc màu truyền thống… Những nét đẹp mang sức mạnh chinh phục thiên nhiên nhưng không kém phần sáng tạo đã được thể hiện một cách tương đối đầy đủ, hoàn thiện trong các cuộc thi tài không những góp phần rèn luyện thể lực- phục vụ lao động  sản xuẩt mà còn là nguồn cổ vũ khích lệ tinh thần đoàn kết, gắn bó keo sơn giữa  tình làng nghĩa xóm trong cộng đồng dân cư thêm thắm đậm, bền chặt keo sơn…
                                                                            
                                                                                                           Vũ Hoàng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét