Làng quê Hưng Nhơn thuộc xã Hải Hòa, huyện Hải Lăng, hiền hòa nằm dọc theo con sông Ô Lâu trữ tình từ bao đời nay của vùng đất tận cùng phía Nam tỉnh Quảng Trị. Vùng đất này phong cảnh hữu tình, dân cư hòa thuận làm nên một nét quê duyên dáng với đường làng ngõ xóm, với chợ quê chân chất, gần gũi với đời sống nông thôn. Mặc dù qua chiến tranh biến loạn bao phen nhưng làng Hưng Nhơn vẫn còn giữ lại được rất nhiều đình, chùa, miếu vũ và cư dân ở đây đã chăm chút nơi thờ phượng tổ tiên, ngõ hầu thể hiện tấm lòng biết ơn nguồn cội.
Một góc quê tôi hôm nay |
Một nét duyên quê của Hưng Nhơn là chợ làng nằm ngay ranh giới hai tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế làm ta nhớ câu: nhất cận thi, nhị cận giang, trên bến dưới thuyền. Chợ quê những dường như đủ loại hàng hóa, thượng vàng hạ cám. Từ những món ăn dân dã, những vật dụng que thuộc chân quê với bà con lam lũ ruộng đồng cho đến những món hàng đắt tiền cần thiết trong cuộc sống thường nhật. Tất cả làm nên một bức tranh quê sinh động giữa bạt ngàn vùng lúa Hải Lăng.
Những người Hưng Nhơn dù đi đâu về đâu vẫn không quên nhớ đến các bậc tiên hiền, những người có công khai khẩn, khai canh, là những bậc tiên hiền có công với làng với nước. Những người thiên cổ ấy đã đi mở cõi bao lần để góp phần thêm cương vực xứ Đàng Trong từ hàng trăm năm trước. Ông Nguyễn Đức Tao kể rằng: làng Hưng Nhơn có bề dày hàng mấy trăm năm góp phần mở mang xứ Đàng Trong, điều này sử sách đã ghi rõ.
Làng Hưng Nhơn là một làng thuần nông của vùng lúa Hải Lăng hiện có trên 280 hộ chủ yếu sống bằng sản xuất nông nghiệp. Nhờ thiên thời, địa lơi, nhân hòa nên mấy năm nay, Hưng Nhơn đều được mùa, đặc biệt năm nay bội thu. Phải công nhận một điều rằng người dân Hưng Nhơn thuộc các chân ruộng, giống má và cách canh tác như chính lòng bàn tay mình nên họ luôn làm chủ ruộng đồng. Nhìn cảnh thu hoạch náo nức khi mùa về thôn trang sẽ vui mừng cảm nhận một đời sống no ấm đã đến với những người dân quê gắn bó với đất đai như máu thịt của mình. Việc cơ giới hóa trên những cánh đồng làng đủ rộng đã giải phóng sức lao động của nông dân và đảm bảo thu hoạch đúng theo lịch thời vụ, một ưu điểm của kinh tế nông nghiệp Hải Lăng. Đời sống kinh tế đi lên từ sản xuất nông nghiệp và những hoạt động kinh tế khác của làng đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn, làm cho nó trở nên vừa giữ được dáng vẻ của làng quê bao đời lại vừa có gương mặt của một thị tứ ven sông.
Được như thế như đã nói còn là nhờ sự đồng tâm hiệp lực của hệ thống chính trị cơ sở và sự đồng thuận của toàn dân. Đó chính là động lực làm cho Hưng Nhơn phát triển một cách bền vững trong xu thế đi lên.
Đến với Hưng Nhơn hôm nay sẽ thấy cuộc sống sinh động và thú vị từ phiên chợ quê của xã Hải Hòa. Bên cạnh nghề nông, người Hưng Nhơn còn biết tận dụng địa thế để chạy chợ tăng thu nhập gia đình. Điều đáng nói là mặc dù kinh tế phát triển, lại có chợ búa trên địa bàn nhưng nhìn từ bên ngoài vẫn thấy đây là địa bàn nông thôn giữ gìn được vệ sinh công cộng. Đó là nhờ sáng kiến tổ chức tổ thu gom rác của thôn hoạt động đều đặn, đảm bảo vệ sinh môi trường cho đường thôn ngõ xóm, cho mọi gia đình của người dân Hưng Nhơn. Mô hình này đã và đang phát huy hiệu quả thiết thực trong cuộc sống hàng ngày. Cũng như việc đánh số thứ tự các ngõ xóm, đó là một việc làm văn minh, khoa học khi xây dựng một nông thôn mới. Nhà văn hóa thôn đang được xây dựng cũng trong giai đoạn hoàn thiện là những nét đẹp đang thành hình trên mảnh đất Hưng Nhơn. Anh Nguyễn Như Khoa, Trưởng thôn Hưng Nhơn tâm sự về những đổi mới của làng như việc tổ chức tổ thu gom rác định kỳ, vệ sinh môi trường rất hiệu quả, hay việc đánh số thứ tự các đường thôn, ngõ xóm rất khoa hoc, là một nét đẹp trong văn minh nông thôn hôm nay.
Những dấu hiệu tốt lành đã ngày một nhiều thêm trên mảnh đất có hòn đá thiêng được tôn kính ở làng quê này.
Mặc dù có một truyền thống tốt đẹp lâu đời đang được kế thừa và phát huy tác dụng nhưng muốn cho Hưng Nhơn tiến nhanh hơn nữa trên con đường no ấm, văn mình thì cơ quan hữu trách phải quan tâm đến nguyện vọng, tâm sự chính đáng của người dân nơi đây. Ông Lê Văn Huấn và ông Nguyễn Đức Cường, những người cao niên đều vui mừng vì mấy năm qua làng liên tục được mùa, cuộc sống bà con ngày càng no ấm, văn minh và bình an.
Hy vọng rằng với khát vọng đổi thay và nội lực của làng cũng như sự quan tâm đúng mức của chính quyền các cấp, mảnh đất Hưng Nhơn sẽ ngày càng tươi sáng trong chặng đường phía trước. Điều này càng làm nên những điều tươi mới trong nét đẹp làng quê.
Những người Hưng Nhơn dù đi đâu về đâu vẫn không quên nhớ đến các bậc tiên hiền, những người có công khai khẩn, khai canh, là những bậc tiên hiền có công với làng với nước. Những người thiên cổ ấy đã đi mở cõi bao lần để góp phần thêm cương vực xứ Đàng Trong từ hàng trăm năm trước. Ông Nguyễn Đức Tao kể rằng: làng Hưng Nhơn có bề dày hàng mấy trăm năm góp phần mở mang xứ Đàng Trong, điều này sử sách đã ghi rõ.
Làng Hưng Nhơn là một làng thuần nông của vùng lúa Hải Lăng hiện có trên 280 hộ chủ yếu sống bằng sản xuất nông nghiệp. Nhờ thiên thời, địa lơi, nhân hòa nên mấy năm nay, Hưng Nhơn đều được mùa, đặc biệt năm nay bội thu. Phải công nhận một điều rằng người dân Hưng Nhơn thuộc các chân ruộng, giống má và cách canh tác như chính lòng bàn tay mình nên họ luôn làm chủ ruộng đồng. Nhìn cảnh thu hoạch náo nức khi mùa về thôn trang sẽ vui mừng cảm nhận một đời sống no ấm đã đến với những người dân quê gắn bó với đất đai như máu thịt của mình. Việc cơ giới hóa trên những cánh đồng làng đủ rộng đã giải phóng sức lao động của nông dân và đảm bảo thu hoạch đúng theo lịch thời vụ, một ưu điểm của kinh tế nông nghiệp Hải Lăng. Đời sống kinh tế đi lên từ sản xuất nông nghiệp và những hoạt động kinh tế khác của làng đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn, làm cho nó trở nên vừa giữ được dáng vẻ của làng quê bao đời lại vừa có gương mặt của một thị tứ ven sông.
Được như thế như đã nói còn là nhờ sự đồng tâm hiệp lực của hệ thống chính trị cơ sở và sự đồng thuận của toàn dân. Đó chính là động lực làm cho Hưng Nhơn phát triển một cách bền vững trong xu thế đi lên.
Đến với Hưng Nhơn hôm nay sẽ thấy cuộc sống sinh động và thú vị từ phiên chợ quê của xã Hải Hòa. Bên cạnh nghề nông, người Hưng Nhơn còn biết tận dụng địa thế để chạy chợ tăng thu nhập gia đình. Điều đáng nói là mặc dù kinh tế phát triển, lại có chợ búa trên địa bàn nhưng nhìn từ bên ngoài vẫn thấy đây là địa bàn nông thôn giữ gìn được vệ sinh công cộng. Đó là nhờ sáng kiến tổ chức tổ thu gom rác của thôn hoạt động đều đặn, đảm bảo vệ sinh môi trường cho đường thôn ngõ xóm, cho mọi gia đình của người dân Hưng Nhơn. Mô hình này đã và đang phát huy hiệu quả thiết thực trong cuộc sống hàng ngày. Cũng như việc đánh số thứ tự các ngõ xóm, đó là một việc làm văn minh, khoa học khi xây dựng một nông thôn mới. Nhà văn hóa thôn đang được xây dựng cũng trong giai đoạn hoàn thiện là những nét đẹp đang thành hình trên mảnh đất Hưng Nhơn. Anh Nguyễn Như Khoa, Trưởng thôn Hưng Nhơn tâm sự về những đổi mới của làng như việc tổ chức tổ thu gom rác định kỳ, vệ sinh môi trường rất hiệu quả, hay việc đánh số thứ tự các đường thôn, ngõ xóm rất khoa hoc, là một nét đẹp trong văn minh nông thôn hôm nay.
Những dấu hiệu tốt lành đã ngày một nhiều thêm trên mảnh đất có hòn đá thiêng được tôn kính ở làng quê này.
Mặc dù có một truyền thống tốt đẹp lâu đời đang được kế thừa và phát huy tác dụng nhưng muốn cho Hưng Nhơn tiến nhanh hơn nữa trên con đường no ấm, văn mình thì cơ quan hữu trách phải quan tâm đến nguyện vọng, tâm sự chính đáng của người dân nơi đây. Ông Lê Văn Huấn và ông Nguyễn Đức Cường, những người cao niên đều vui mừng vì mấy năm qua làng liên tục được mùa, cuộc sống bà con ngày càng no ấm, văn minh và bình an.
Hy vọng rằng với khát vọng đổi thay và nội lực của làng cũng như sự quan tâm đúng mức của chính quyền các cấp, mảnh đất Hưng Nhơn sẽ ngày càng tươi sáng trong chặng đường phía trước. Điều này càng làm nên những điều tươi mới trong nét đẹp làng quê.
Tác giả bài viết: Xuân Dũng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét