NHƯ LÀ CHUYỆN CỔ TÍCH
1/ Thấm thoát đã 30 năm. Cậu bé Trần Văn Giải Phóng, quê ở xã Hải Hoà, Hải Lăng với cái tên cha sinh mẹ đẻ đã lớn lên cường tráng cùng với quê hương. Khi viết những dòng này, bất giác tôi nhớ về em. Có ai hay biết rằng, từ cái miền đồng sâu chiêm khê mùa thối ấy, em đã đi lên muôn nổi khó nhọc. Tôi được biết nhiều em quê ở đây từ 4 giờ sáng đã lặn lội gò lưng trên những chiếc xe đạp cà tàng, băng qua những đường làng nhảo bùn để đến trường PTTH Hải Lăng, với chiều dài trên 25 cây số để kịp đến giờ học.
Giải Phóng, em bắt đầu điểm xuất phát như vậy, để rồi bằng ý chí vượt khó hiếu học, năm học 1993-1994 cùng một lúc đạt hai giải toán và hoá lớp 12 trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, sau đó em đỗ luôn vào 3 trường Đại học, cuối cùng em chọn trường Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh. Tốt nghiệp, Giải Phóng về nhận công tác giảng dạy tại trường Đại học Khoa học Huế và được trường cử đi du học ở Nhật chuẩn bị bảo vệ Luận án Tiến sĩ sắp tới.
Thế đấy, là một chuyện bình thường nhưng tôi cứ ngỡ như là nhân vật từ trong chuyện cổ tích viết ra.
2/ Năm ấy, sau ngày giải phóng, chúng tôi về dạy học ở Hải Khê, lội bộ qua những tràng cát đến nao lòng. “ Bãi cát dài, bãi cát dài biết tính sao đây”. Đường thì mờ mịt..., câu thơ của Cao Chu Thần thế kỷ 19 vẫn còn nguyên ý nghĩa. Tôi lại nhớ Lỗ Tấn có nói đại ý rằng trên mặt đất này không có con đường mòn nào cả, người ta dẫm mãi thành đường. Và chúng tôi cứ thế hướng về trường nơi có cây dương cao vút là tiêu điểm để thẳng tiến. Gian nan vất vả trăm bề. Khổ nhất là hàng tháng anh em thay nhau lên cửa hàng lương thực Hội Yên gùi gạo. Lại nữa trường học là tranh tre, nứa lá sơ sài, bàn ghế được kê lên trên cát. Chiến tranh đã tàn phá Quảng Trị nói chung, Hải Lăng nói riêng, ở đâu ở đâu cũng thành vàng đai trắng ! Bà con khắp nơi sơ tán về, gia tài gom lại chỉ còn là đôi gánh trên vai.
Để rồi 30 năm sau từ mảnh đất đau thương nhưng anh dũng kiên cường này nơi chị Trần Thị Tâm đã từng “ ăn xương rồng thay cơm, da con gái xanh dần” nay đã đổi thay với tốc độ chóng mặt những con đường đất đỏ biên hoà đã được nối từ Hải Dương đến Hải Khê; thảm nhựa từ Hải Khê đến Hải An như những cánh tay lực lưỡng vươn ra và song hành với biển. Các mẹ, các chị ở đây không còn cái cảnh “ chạy cá” chiều hay nửa đêm như trước. Các cô giáo không còn thở dốc “ Mạ ơi !” như xưa. Có đường là có tất cả. Còn trường học thì hết chỗ nói. Trường Hải Khê khang trang đẹp đẽ, tường tô đá rửa; Trường TH Hải An, Hải Khê, trường THCS An Khê đã lên tầng cao, Hải Lăng bây giờ là thế. Các trường vùng đồng bằng thì có nhiều bước tiến. Trường PTTH Hải Lăng, Nam Hải Lăng, THCS Hội Yên, THCS Hải Dương, THCS Thị trấn, THCS Hải Thiện ...đã đang tiếp tục vươn cao. Số lượng trường, lớp, học sinh ngày một nhiều hơn, chất lượng đại trà cũng như mũi nhọn ngày một cao hơn. Trường học không chỉ thay đổi cảnh quan bên ngoài mà bên trong lớp học đã được xanh hoá. 30 năm ...30 năm ngỡ như là chuyện cổ tích.
3/ Thị trấn Hải Lăng khiêm nhường nằm trên chặng đường của con đường Quảng Trị-Huế, nơi mà ngày trước Pháp gọi là “con đường không vui”, trong mùa hè đỏ lửa 1972 đoạn đường từ Bến Đá đến Ngã ba Long Hưng với têngoij mới: “Đại lộ kinh hoàng”. Ngược dòng thời gian hơn chút nữa thì đây xưa là vùng rừng núi:
Hoang dã một thời lau lách
Người về Thượng Đạo xa xôi
Bên khe Nước chè róc rách
Tôi ngồi tôi nghĩ thằng tôi ...
( Bên khe Nước Chè)
Thế mà sau 30 năm quê hương giải phóng, 15 năm lập lại huyện nhà, từ mảnh đất “gió Lào cát trắng” này đã mọc lên những “cao ốc”. Bộ máy của Huyện đều tập trung quanh đây. Lịch sử huyện nhà đã sang trang mới. Mười lăm năm bấy nhiêu ngày. Mà trông trời đất đổi thay đã nhiều.
Vâng, cuộc sống đang ấm dần lên. Làng quê đang từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Điện đã thắp sáng hầu hết các vùng dân cư xa xôi hẻo lánh. Những con đường bê tông hoá từ đầu làng đến cuối thôn xóm. Anh bạn tôi từ Bình Dương, sau nhiều năm xa quê trở về thảng thốt ngạc nhiên: “Tôi không ngờ!”, Tôi không ngờ! Ngày ấy mình ra đi để vật lộn với cuộc sống thì quê mình chẳng có gì đâu, nếu không nói là còn lại bùng nhùng dây thép gai và bom đạn. Để bây giờ ... phải chăng như thế là chuyện cổ tích, phải không!”.
Võ Văn Hoa28.07.2008 Bông hoa đẹp nơi miền cát trắng
...::Một sự trùng phùng ngẫu nhiên, sáng nay vào lúc 4 h, tôi vốn dĩ như bao người khác"trí thức" không phải "trí ngủ" sau khi lướt web tiếp tục chuyển tải bài "NHƯ LÀ CHUYỆN CỔ TÍCH". Nhân vật trung tâm trong GHI CHÉP này là cậu bé 30 năm về trước TRẦN VĂN GIẢI PHÓNG không ai khác hơn chính là chú ruột của cháu TRẦN THỊ HỒNG NGÂN mà tôi vừa đề cập , được baoquangtri. online đăng tải hôm nay!
..::Trang nhất » Hoa giữa đời thường » Chi tiết ::..
Bông hoa đẹp nơi miền cát trắng
Sau khi cha mất, Trần Thị Hồng Ngân đến học ở Trường THCS thị trấn Hải Lăng. Cô bé lớp 7 này đã kế thừa và phát huy truyền thống rạng rỡ của gia đình, không ngừng vươn lên chăm ngoan, học giỏi. Ở bậc tiểu học, em là học sinh giỏi toàn diện. Lớp 3, lớp 5 em đều đoạt giải nhất hội thi "Nói hay, viết đẹp" cấp huyện, đặc biệt em tiếp tục đoạt giải nhất bộ môn Tiếng Việt cấp tỉnh.
Hồn nhiên, dễ thương, ăn nói trôi chảy lưu loát, năng động là tố chất thường trực trong em. Các thầy cô giáo chủ nhiệm đều khen em chăm phát biểu đã đúng lại hay, có sáng tạo. Nhà ở khóm 3, thị trấn Hải Lăng, mẹ đi dạy, Hồng Ngân biết sắp xếp việc học hợp lý, giúp mẹ và hướng dẫn em học ở nhà. Chính vì thế mà hai chị em đều học giỏi.
Lên THCS, em tiếp tục giữ vững và phát triển vị thế của mình. Lớp 6, lớp 7 em là học sinh giỏi toàn diện. Mới đây, tham gia hội thi "Chúng em kể chuyện Bác Hồ" và Liên hoan văn nghệ "Bài ca dâng Bác", em đoạt cùng lúc 2 giải nhất, được Hội đồng Đội tỉnh Quảng Trị tặng Bằng khen. Ghi nhận thành tích của em, Hội đồng Đội tỉnh cũng đã tặng cho em danh hiệu "Cháu ngoan Bác Hồ" 3 năm 2003- 2006.
Gặp em, khi hỏi về ước mơ tương lai, Hồng Ngân trả lời: "Em cố gắng học tốt để sau này trở thành nhà báo, nhà báo giúp ích cho đời và không phải dễ để trở thành phóng viên phải không thầy?"
Chia tay em, một bông hoa đẹp nơi miền cát trắng Hải Lăng, tôi chúc em đạt thành mơ ước và tương lai phía trước đang đón chờ em.
Võ Văn Hoa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét