Thứ Tư, 13 tháng 6, 2012

Bài tới- bài chòi Ở Hưng Nhơn - NGUYỄN THANH XUÂN



     Một trong hai loại chơi thu hút nhiều người nhất là Cờ chòi và bài chòi.
   1, Cờ có 32 quân. Chia mỗi bên 16 quân, bên đen, bên đỏ.  Sở dĩ gọi là quân bởi nó như một đội quân gồm tướng, sĩ, voi, xe, pháo, ngựa và lính. Có cấp bậc và vị trí cao thấp khác nhau. Tướng cao nhất, lính thấp nhất.
    2, Bài (bài tới) có 60 con. Chia mỗi bên 30 con, trong đó có 3 con màu đỏ. Tất cả 30 con đều “bình đẳng” nghĩa là không có vị trí cao thấp. Đặt tên mỗi con bài không thuộc một hệ thống nào như:ầm, tử, mỏ, hai, ba, rún v.v…Ta có thể thay tên 30 con đó bằng 30 tên khác như lấy số thứ tự từ số 1 dến số 30 và cho màu đỏ ở 3 số là 1,2,3. chẳng hạn.
NHỮNG QUÂN BÀI TỚI- ảnh internet

    Thông thường, ngồi đánh trong nhà, khi tết nhứt hoặc có lễ hội đặc biệt người ta tổ chức làm chòi để dánh.
    Bài này tôi nói riêng về BÀI TỚI
    Cái tên và đánh bài tới chỉ có ở quê ta, ở miền Bắc không có. Sao gọi là bài tới? Lý giải rất đa dạng, riêng tôi thử lấy kết quả của ván thắng để luận: ví dụ người thắng là người cầm trong tay một con bài cuối cùng (chờ), khi phe bên kia gọi đúng tên  con bài của phe bên này (chờ) thế là TỚI (thắng). Đúng ra là họ tới với mình mà mình mới thắng. (TỚI). Lạ!  Có phải tới phiên mình (được) chăng?
     Chòi đánh cờ chỉ có 4 chòi (cố định) còn đánh bài phải ít nhất là 8, hay 10 chòi. Dùng 8 chòi tức là mỗi bên 4 chòi thì bài thừa 2 con (4x7). Dùng 10 chòi thì 6 con mỗi chòi là vừa đủ.
   Khi đánh chia phe: Phe A và phe B
   Phe A đi trước chỉ được phép đi một con, phe B cầm đúng con ấy và đi (kèm) thêm một con nữa (mình muốn), bên A cầm đúng con ấy đi (kèm) thêm con nữa (mình muốn), cứ thế cho đến khi có người tới. Luật chơi là không được tới con có màu đỏ, vì vậy ai bắt con màu đỏ phải đi trước. Có người bắt 6 con mà trong đó những 3 con màu đỏ. Chưa hẳn đã rủi !
NHỮNG QUÂN BÀI TỚI- ảnh internet

     Xem ra, chơi bài tới là thoải mái nhất, gặp con nào đi con nấy, không cần suy nghỉ, không có tay “cao bài” không ai sợ người ấy, người kia giỏi bài. Không ai giỏi hết. Cái dẽ dãi, nhẹ nhàng này chẳng thế mà chỉ dành riêng cho phái nữ. Phải chăng người sáng tác ra kiểu đánh này đã nghiên cứu kỷ, sâu về “tâm hồn”người đàn bà?.
    Thường nhật họ đã tính toán mắm muối tương cà để độ  nhật cho cả gia đình, bây giờ được chơi thì sức mấy đi “con này hơn con kia”; con nào cũng được! Có phải cá, rau đâu mà to với nhỏ. Biết con nào hơn con nào vì nó có quyền ngang nhau. Bởi thế khi chơi không né tránh người ấy đánh giỏi người kia không giỏi. Khác với cờ chòi có “kiệntướng” hẳn hoi (giỏi nhất định thắng).
    Luât chơi cũng dễ, mỗi lần chỉ đi một con. Tiền đặt vào chơi và lấy ra khi thắng cũng gọn. Ví dụ: mỗi người góp vào 100 x 10 người = 1000. Thắng một ván được nhận về 100 cho đến khi hết 10 ván. Dĩ nhiên có người thắng người thua. Nói chung đàn bà đễ tính, khác cánh mày râu thì bẳm trợn: một ván cờ trên tay 8 con ăn cả 8; ăn cả 7, 6 ,5, 4, 3, 2, 1. Gọi là 8 ăn 9; 7 ăn 8; 6 ăn 7;..đến 1 ăn 2  ..Có lẽ đàn bà khác đàn ông cái đó chăng.
     Vui nhất là người chạy chòi, truyền con bài chòi này, tiếp nhận con bài khác rồi chuyền sang chòi bên kia rộn ràng liếng thoắng cùng với hiệu lệnh của các chòi cũng không thiếu tiếng trẻ con nô đùa làm cho sân chơi  huyên náo lạ thường.
    Tôi hình dung, nếu ở quê ta tổ chức được một trận chơi bài chòi thì có lẽ không có người giữ nhà e cũng nhiều như ngày có chương trình “Vượt lên chính mình” ngày 6-6 2012 mà MC Quyền Linh đã làm náo động sân làng Hưng Nhơn.
     Hưng Nhơn, Hưng Nhơn  “Vượt lên chính mình” !
Emai <nhuxuan29@gmail.com>

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét