THĂM LẠI TRƯỜNG XƯA - Cái Văn Long
Hôm nay vào trang Facebook của Cựu Học Sinh Trường THPT Nam Hải Lăng gặp bài viết của bạn cùng khóa 2997-2000 Trường THPT Nam Hải Lăng ( nay là Trường THPT BÙI DỤC TÀI), bạn Cái Văn Long ( Trầm Sơn, Hải Sơn, Hải Lăng, Quảng Trị) hay quá, copy để mọi người cùng chia sẽ.
THĂM LẠI TRƯỜNG XƯA NAM HẢI LĂNG YÊU DẤU
Điện thoại tôi rung lên số máy một người bạn thời phổ thông. Giọng bạn
xôn xao: “Trường cấp 3 Nam Hải Lăng (nay là trường Bùi Dục Tài) của tụi
mình sắp tổ chức lễ kỹ niệm 20 năm ngày thành lập (ngày 29-30/8/2013).
Về nhé”. Về! Với thầy cô và bạn bè củ thân thương! Về lại những năm
tháng đẹp nhất trong cuộc đời! Về để hội ngộ dưới mái trường xưa. Tôi
chợt dâng lên niềm cảm xúc. Hai mươi năm, lớp lớp học trò từ trường xưa
đã tỏa khắp đi mọi miền đất nước, có người ở lại quê hương, có người nay
cũng đã trở thành thầy giáo, cô giáo,... Nôn nao những cuộc điện thoại.
Khoảng cách địa lý dù xa mấy được kéo lại thật gần.
Thời gian
trôi qua, dẫu ai đi khắp bốn phương trời xuôi ngược, về thăm lại trường
xưa nơi này là quê Mẹ, kỷ niệm học trò sao da diết thế, sao cứ đong mãi
trong tôi ôi mái trường!
Trường Nam Hải Lăng! Là nơi ta gửi gắm
và chứng kiến biết bao kỷ nệm tuổi thơ cùng với nghĩa thầy trò, bè bạn.
Đó là cái nơi nuôi dạy ta khôn lớn thành người và khởi nguồn cho sự
thành công (có khi là thất bại). Nhưng dù thất bại hay thành công thì
sâu thẳm trong niềm ký ức của mỗi người, không ai không lưu giữ và mang
theo những kỷ niệm của “cái thuở ban đầu lưu luyến ấy” mà thời gian cứ
mãi vô tình trôi nhưng nào ai có thể dễ quên.
Về lại mái trường
xưa, chúng ta như thấy lại mình của những ngày xưa ấy với bao kỷ niệm
của tuổi học trò với “phấn trắng”, “vỡ thơm” và “dấu chân bước đi trên
đường lầy lội” hay cái nắng cháy da người và gió lào cát bỏng Quảng Trị
miền Trung, nhưng vẫn miệt mài đạp xe ngày hai buổi đến trường có bạn
ngược dốc thăm thẳm lên tận thôn Trầm Sơn, Khe Mương (xã Hải Sơn), hay
về tận làng Phú Kinh, An Thơ (xã Hải Hòa),... Những kỹ niệm ấy như ẩn
dấu sau những dòng lưu bút và vỡ òa ra trong màu hoa phượng đỏ tươi cháy
mãi hồn người rồi đọng mãi trong ta là cái nghĩa tình sâu nặng cùng sự
tri ân của tấm lòng con trẻ ngày nào mà nay đã thành người lớn khôn có
vợ, có chồng, đối với các bậc thầy cô quá dày “ân nghĩa” đã có công lao
dạy dỗ ta nên người. Giờ đây thời gian trôi qua, cuộc sống không ngừng
đổi thay và kỹ niệm cũng đã thành quá vãng những gì thuộc về ký ức thì
mãi mãi không bao giờ phai như màu phượng thắm nơi góc sân trường.
Về để! Lũ học trò ngày nào có cơ hội quấn quýt quanh thầy, quanh cô.
Kêu lên. Ôi! cô Hương chủ nhiệm lớp mình đâu rồi nhỉ, mau mau để gặp lại
thầy Điền dạy văn, cô Băng dạy hóa, thầy Thu dạy địa, thầy Hiệp dạy lý,
hay thầy Sơn dạy toán,... Tóc thầy cô đã phai màu và trên khuôn mặt
cũng đã xuất hiện nhiều nếp nhăn. Da học trò cũng đã thấm đẩm màu sương
gió của cuộc đời. Cây phượng già nơi góc sân trường vẫn còn đó, dưới ánh
ban mai ngập tràn nắng, ánh mắt thầy và trò vẫn bừng lên hoa phường rực
rỡ. Cánh hoa như lửa da diết, rơi nghiêng trong bài thơ xúc động về
người thầy, về tình bạn, thắp lên những giọt long lanh trong mắt thầy
cô, trong bao đôi mắt cô cậu học trò. Như gió xuân ấm áp. Như lá xanh.
Như nắng những hạt long lanh chưa bao giờ tan đi dù muộn phiền hay tuổi
tác.
Lá cây bàng xanh như mướt như những con mắt ngạc nhiên,
nhìn những học trò đã lớn tuổi ríu rít thầy ơi, bạn ơi, lớp mình ơi! Cây
bàng xanh đâu biết nơi đây khi xưa là gốc phượng già. Ngày nào đó rồi
cây bàng cũng sẽ già đi, sẽ không còn. Nhưng sân trường này vẫn mãi là
nơi chốn để học trò xưa quay về với thời áo trắng với tinh khôi tình
thầy, tình bạn. và trong ký ức của họ vẹn nguyên chiếc lá bàng xanh.
Rồi tôi sẽ một mình lặng lẽ vào lớp học xưa. Để nghe ngoài cửa sổ cơn
gió vẫn hiu hiu buồn. Đi tìm, nhặt ánh mắt ngẫn ngơ ngày xưa ai đánh rơi
nơi góc lớp. Ôi lớp học vẫn còn đó, cái bảng vẫn còn đây nhưng “người
ấy” của tôi đâu rồi nhỉ?
Trường xưa ơi, trường xưa ơi
Cứ nặng mãi, tình yêu một thuở
Dẫu đi xa, nhớ lắm chúng tôi về!
CÁI VĂN LONG
Lớp 12B, khóa 1997 - 2000 (0914.488.466)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét