Thứ Ba, 1 tháng 10, 2013

Viết trong ngày mưa bão




   Sáng nay mở Facebook, ai nấy đều nói đến cơn Bão số 10, với những dòng status của các bạn trẻ luôn hướng về Quê hương, hướng về cha mẹ và những người thân ở quê nhà với những tâm trạng lo âu thấp thỏm mong cho cơn bão qua nhanh mà không có chuyện gì xảy ra. trên những tâm trạng đó, mình thấy một bài viết rất hay của bạn có nick name   
Let's Smile  ( An Thơ, Hải Hòa, Hải Lăng, Quảng Trị) đang học tập tại Đà Nẳng chia sẽ, Xin gửi đến cùng gia đình Blog chúng ta.


https://fbcdn-sphotos-b-a.akamaihd.net/hphotos-ak-ash3/p480x480/1378049_431345653641410_702878139_n.jpg
- Alo! mạ à? nhà mền chắn bão xong chưa mạ?
- Ừ! xong hết rồi con. Trong Đà Nẵng có bão không con?
-Dạ, có mà chắc là nhẹ. Mạ coi bưng đồ đi kẻo nước vô trôi hàng hết.
-alo! Ba à? bão răng rồi ba? " Ừ, ba với mạ mi đang dọn dẹp nhà. Bão đang vô, gió bắt đầu to rồi. Đến 4 giờ chiều chắc mạnh hơn.
- Dạ ba, ba coi chằng mái nhà cho chắc, con nghe bão giật cấp 17 luôn. Nguy hiểm lắm, con nóng ruột dệ sợ, ba cẩn thận nghe ba.
-Alo! cậu ak? nhà cậu chắn bão xong chưa?
-Ừ, xong rồi cháu. Mưa gió to cháu nã. Nhà cậu chắc nên cũng bớt lo.
-Alo! Nhật ak? mưa to không e?
-Dạ to anh. Gần lụt rồi anh.
-Ừm. trời ni e đừng chạy đi mô hết nghe. Nhớ ở nhà ngoan với ba mẹ đó.
-Dạ... vài bữa ra mua cho e cái chi nà......
...
...

...Sáng giờ, ngồi nằm đi đứng chả yên. Bão càng vào thì mình lại càng sốt phổi, cứ gọi ra gọi vào hoài, người này đến người khác. Mỗi lần thế này là những ký ức năm nào lại hiện về.
...Năm 99, đánh dấu một mốc lịch sự đau thương mà mình chứng kiến tận mắt. Trận lũ năm ấy đã cuốn đi tất cả "thu đi thu để lại lá vàng, lũ đi lũ để lại một đống hoàng tàng". Nhớ hồi ấy hai anh em mình chỉ là những cậu nhóc 4 đến 5 tuổi chưa biết gì cả nhưng trận "đại thủy hồng" năm ấy đã mãi khắc sâu trong tâm trí mình. Sau một đêm mưa xối xả, đến hai giờ sáng thì nước đã len lỏi vào nhà. Đến ba giờ, nước đã lên thành giường, ba mình phải tìm gạch để kê giường cho cao hơn. Hồi đó, nhà mình chẳng có điện thoại mà cũng chẳng có thuyền, không thể làm gì được vì nước lên quá nhanh, không thể xoay sở kịp, chỉ biết chờ người đến cứu trợ. Rất may ông ngoại mình đã kịp chèo thuyền về đưa cả gia đình sang trường cấp 2 lánh lũ. Hồi ấy, chỉ có duy nhất mỗi cái trường cấp Hai là cao "đồ sộ" nhất trong làng. Nó chỉ có 2 tầng, hầu hết cả làng đến đây trú chân.
... Đến đây mình mới chứng kiến cái cảnh tỵ nạn vô cùng cực khổ, nhìn qua cửa sổ thấy phía bên dưới là cả một biển nước mênh mông. Những ngôi nhà tranh ngập lên tận mái cuốn đi hết. Mấy o mấy chú nhìn nhà mình bị lũ cuốn đi thì khóc như thác đổ. Người, lợn, gà, vịt ngủ chung, trẻ con thì khóc chí chóe ( à quên, lúc đó mình cũng là trẻ con, nhưng mình không khóc ) cả đêm mình không thể ngủ được vì có cả trăm thứ tiếng. Ở đây mình còn gặp những đứa bạn của mình nữa, gia đình tụi nó cũng đến đây trú ngụ, ụi nó khóc còn mình ngồi cười
...Sang ngày hôm sau, Thủy Tinh vẫn không chịu cho hạ nước. Vì người dân được chuyển đến khá đông nên nhà mình quyết định chuyển sang nhà cậu trú ngụ. Nhà cậu mình lúc bấy giờ cũng không khấm khá là bao, nước nó lên ngập cả đầu ba mình. Nhưng may thay là còn có cái "tra" trên cao đủ sinh sống cho bảy,tám người. Ở đây, cũng chẳng có lương thực gì để ăn. Chỉ biết trông ngóng những chiếc "bo bo" cứu trợ. Cứ nghe tiếng "bo bo" chạy về là ba với cậu mình nhảy ào bơi ra để nhận những gói mì tôm. Mỗi lần như thế được khoảng bốn đến năm gói gì đấy. Khi vào bờ, hai người run cầm cập, trông mà thương xót đến cả rơi nước mắt . Thế là cả nhà bốc ra ăn sống nhưng chỉ được phép ăn một nửa thôi, số còn lại để dành bữa sau. Đúng là "Một miếng khi đói bằng một gói khi no". Món "mì tôm sống" năm ấy còn ngon hơn những món "sơn hào hải vị" mà mình biết.
...Những chú trâu, bò cũng là nạn nhân của trận lũ này. Những dòng nước xoáy cuốn chúng đi một cách không thương tiếc. Đen đủi thay là chúng bị người dân bắt làm thịt để thay cho lương thực. Chỉ còn duy nhất cách đó thôi mới cứu được bao nhiêu người trong tình trạng đói rét. Nhà mình cũng được người dân tốt bụng hào phóng cho vài miếng thịt trâu. Một người chia sẻ một ít, trong những lúc khó khăn mới thấm đậm tình người.
...Tiếp tục ở nhà cậu mình thêm hai ngày, tình hình có vẻ yên ắng hơn, nước lũ cũng bắt đầu hạ dần. Vào chập tối, ba chèo thuyền chở cả gia đình trở về ngôi nhà của mình.
Nhìn thấy ba mẹ mặt mũi buồn thiu thì mình cũng hiểu, bao nhiêu là hàng hóa bị cuốn trôi đi hết Mực nước trong nhà còn ngập trên đầu gối. Ba với mẹ cố tìm thử có gì chìm dưới đáy không, rất may là còn vài lon sữa đặc không bị nước lũ cuốn đi. Còn xài được, cũng đủ qua bữa . Trong lúc ba mẹ đang dọn dẹp thì hai anh em mình nghịch ngợm, phá phách đủ trò, kết quả là cậu em bị rơi tỏm xuống nước . Quá nhọ
....Sáng hôm sau, nước đã rút ra khỏi nhà. Mẹ ở nhà lau dọn nhà còn ba chèo thuyền chở hai anh em đi khám thính. Bất chợt thấy rất nhiều người đi vớt đồ đạt. Mình thấy toàn thứ quen quen oái ăm thay là hầu hết những thứ đó là hàng hóa nhà mình bị trôi cả, còn mới toanh Ba cũng vớt được có vài thứ về dùng. Xong rồi ba lại chở đi bắt rắn, con nào con đấy 2 đến 3 thước, trông mà nổi cả da gà....
....Còn những ngày sau thế nào thì mình không còn nhớ rõ. Mình chỉ nhớ sau trận lũ ấy, trênloa phát thanh thông báo xác nhận riêng làng mình khoảng gần 20 người chết và mất tích.

Đúng là một cơn thịnh nộ khủng khiếp. Làng đã nghèo lại còn nghèo hơn.
Thời đó cực khổ thế đấy. Sau 14 năm, mọi thứ đã khác đi thật nhiều. Nhìn lại mình sướng biết bao. Bão đang rình rập thế mà còn online được và còn ngồi viết được những dòng hồi tưởng này.
...Đáng buồn hơn là cái lũ trẻ trâu thời buổi này thật lố lăng, chẳng biết suy nghĩ gì. Bão vào mà nó cũng thích luôn cả bão, nào là nhờ có bão ta lại được nghỉ học, giá như cứ mãi thế này thì sướng biết bao, còn cả cầu trời cho bão vào nữa, chẳng biết ba mẹ mình đang lo sốt vó... Mình cũng thích nghỉ học nhưng lại không thích bão ... tụi nó cứ cầu đi. Nhà tốc mái, bay hết, bỏ đói vài hôm là khiếp đen thôi chưa đói là chưa biết mùi mà

pS: Cầu trời khấn phật cho Miền Trung mình qua cơn "Đại phong" này 
Một số hình ảnh sang nay trên đất Hải Hòa, photoKhoa Tranh thủ cập nhật:
 













2 nhận xét: