Các
ngành nghề
Làng ta nghề nông thuần tuý 100%. Nông nhàn làm các
việc như đan thúng mủng sàng dần…vô thiên khê hàng tre chủ yếu phục vụ cho nghề
làm ruộng, nghĩa là tự cung tự cấp không thu nhập thêm ngoài lúa, có nhà neo đơn
phải bán lúa để mua, cũng tốn kém lắm!
Có hai nghề tăng thu nhập là nghề bắt cá và
nghề mộc
Nghề bắt cá, tôm tép lươn ếch…nghề này chủ yếu
ở ngõ trên của xóm thượng thường gọi là “xóm cầu cừa” nhưng đến vụ cũng theo trưa
ruộng.
Nghề làm thợ mộc. Do nhu cầu làm nhà gỗ, nên
nghề này cũng tăng dần.Tuy vậy số người làm mộc không nhiều: trong nhà tôi có bố,
bác Khảm, bác Lãm và tôi cũng học việc, các ông thợ Thỉu, thợ Thái, thợ Ngật,viên
Khác,thợ Trử, thợ Thản…Chỉ chừng đó mà làm được tất cả nhà thờ như đình Làng,
nhà thờ các Họ và các nhà rường, nhà tạp trong làng, không những làm ở trong làng,
còn làm nhiều nơi nhất là nhà rường ở Phước tích, vào làm và tu sửa nhà cửa
trong các lăng tẩm của triều đình Huế. Có người đi làm cả năm chỉ về mấy ngày mùa
rồi vội vả đi tiếp.
Có thể nói có nhiều nghệ nhân tài ba: cả mộc
cả chạm và có trình độ quản lý bao quát những công trình lớn gồm xây la thành
trang trí, hoàn thiện.
Các HTX trong huyện Hải Lăng đến tham quan đồng lúa của Làng Hưng Nhơn |
Nghề làm nón: nghề này có thể xuất hiện
sau, nhưng lạ
i được độc tôn cả vùng. Nón Hưng nhơn. Thương hiệu này được các cô
gái chú ý nhất, bởi khi đi lấy chồng thế nào cũng “đặt” mua cho được chiếc nón
Hưng nhơn. Người làm đẹp nhất là chú Nguyễn Hữu Ngọc (tội cho chú là bị bệnh
phong). “Bệnh là của họ, nón là của mình”, các O ấy vừa ngắm nghía vừa trầm trồ
với đôi mắt sáng long lanh.
Nghề làm nón thịnh hành nhất là những năm
1944, 45, 46, 47. Những năm làm nón phiên. Làm nón lúc này thực sự là nghề, có
thu nhập giúp cho gia đinh nhất là ngày ba tháng tám. Không khí làm nón phiên thật
rộn ràng khẩn cấp (cứ phải đúng hẹn vời
người thu mua) cho nên mệt mà vui đáo để.Dưới ngọn đèn “cà boong” ngồi vành
trong vành ngoài những bảy tám người và phải đến 11 giờ đêm mới nghĩ. Nghề nón có
nhiều công đoạn nên thu hút nhiều lao động không những người trong làng mà còn
cả những người làng khác. Mua lá nón (lá trắng, lá xanh) mua mung (lồ ô), mua đoác…mấy
loại này phải mua ở miền rừng về. Người làm khuôn nón đẹp nhất, bền nhất phải nói
đến chú Ngọc (nói ở trên). Như thế nào là khuôn nón đẹp. Vấn đề này phải có một
bài dài, dài…
Cơ giới hóa nông nghiệp nông thôn |
Khi đã làm nón phiên, để có năng suất cao (nghĩa là một người
một tuần làm được mấy chiếc), môt vấn đề xuất hiện là chuyên môn hoá. Khác với
trước là một người làm tất mấy công đoạn như: Ra (chẻ) mung, phơi đạp lá, bóc lá,
ủi lá, bắc vành, xây, chằm, nức, kết…Bây giờ tuỳ từng gia đình mà thuê, làm cho
hợp lý. Tôi thấy có hai thứ mà hầu hết gia đình nào cũng tự làm nữa mà mua lá
khô ở chợ, đặt bắc vành. Trong nhà cũng chuyên môn hoá, người chuyên bóc, ủi, lựa
lá, người chuyên xây, người chuyên chằm và người chuyên nức kết. Lại một chuyên
nữa là người có khả năng bắc vành thì bỏ hẳn làm nón chuyển sang chuyên bắc vành.
Nhiều người bắc vành (giỏi là phải đàn ông),nhưng nhanh nhất đẹp nhất phải là
chú Nguyễn Đức Cược. Bình quân là 25 bộ /ngày có ngày lên 28 bộ. Mỗi bộ 17 vành.
Tính ra phải vót buộc…17 x 25 = 435 cái vành cho tròn cho đều. Bình thường là 5
đến 6 bộ. Cũng có người chạy đua bắt chước chú Cược nhưng cũng chỉ đạt được
13,14 thôi.
Tò mò hỏi (bởi tôi cũng là tay làm khuôn, bắc
vành chằm nón thuộc loại “trên khá”) chú thủng thẳng trao đổi như bày vẻ như
truyền kinh nghiệm, xem ra chú chẳng sợ lộ bí mật về nghề. Để làm được mau phải
lo từ khi nhắm mua cây mung. Không nên mua một cây to để bắc vành cho cả bộ. Cây
to dùng những vành bên dưới, cây nhỏ giao lóng bắc vành trên. Ra vành cũng nhắm
cho từng cỡ, như là phân loại cho từng vành. Chạc đoác cũng rứa. Ít nhất cũng có
3 lọai, chạc to vấn vành dưới, vừa vành giữa, nhỏ mỏng vấn vành trên. Nói thì
không hết, làm nhiều và để ý rồi thành
quen thành nhanh. Chú cười hiền lành…
Quanh vùng thường nói: Làng Hưng nhơn không
đi làm thuê bởi họ nhiều ruộng lại là ruộng tốt. Nói thế không đúng mà xem ra cũng
đúng. Tôi nhớ trước đây đến ngày mùa, dân các làng khác đổ về Hưng nhơn để gặt,có
thể nói là đông như ngày hội sau đó mới về gặt lúa nhà mình thế nhưng người Hưng
nhơn gặt xong cũng không về các làng khác để gặt. Đến bây giờ cũng rứa ! Xong mùa
là “nhậu”, mặc dầu chưa dư dật, như không biết mình nghèo.
Mời các bạn đọc và viết để cùng nhau đọc cho
vui.
Nguyễn Thanh Xuân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét