THẦY!
Hể có chừng 3 học trò cùng khóa gặp nhau là chúng tôi nhớ và nói chuyện về thầy: THẦY TRỢ PHỨC . Thầy tên đầy đủ là Trần văn Phức, quê làng La Chữ huyện Phong Điền tỉnh Thừa Thiên Huế.
Tôi lên bảy được Mẹ dắt đến trường Tổng (trường của 4 làng: Văn Quỹ, Hưng Nhơn, An Thơ và Phú Kinh) đóng tại làng Văn Quỹ, cách nhà khoảng 1,5 km. Ôi ngôi trường xây bằng ngói, nền cao tôi đứng đến ngang cổ, có 6 – 7 bậc tam cấp.Trường dùng để dạy lớp 1,2 và 3. Học sinh khoảng 60 đứa.
Tôi học lớp 1, học chung với các anh lớn 8-9-10 có anh tôi gọi bằng chú tuổi 14-15 (vì không có trường nên thất học). Niên khóa 1936-1937 chỉ mình Thầy, năm sau có thêm thầy giáo Hồng.
Tôi lên bảy được Mẹ dắt đến trường Tổng (trường của 4 làng: Văn Quỹ, Hưng Nhơn, An Thơ và Phú Kinh) đóng tại làng Văn Quỹ, cách nhà khoảng 1,5 km. Ôi ngôi trường xây bằng ngói, nền cao tôi đứng đến ngang cổ, có 6 – 7 bậc tam cấp.Trường dùng để dạy lớp 1,2 và 3. Học sinh khoảng 60 đứa.
Tôi học lớp 1, học chung với các anh lớn 8-9-10 có anh tôi gọi bằng chú tuổi 14-15 (vì không có trường nên thất học). Niên khóa 1936-1937 chỉ mình Thầy, năm sau có thêm thầy giáo Hồng.
Một mình Thầy dạy 2 lớp .Ngôi trường mới làm chỉ mấy bộ bàn ghế, cái bảng đen. Thầy có tài huy động khả năng trong các gia đình con em học sinh để sắm đủ các loại học cụ. Tùy loại mà thầy nhờ bố mẹ làm cho thứ đó Trên tường treo gọn học cụ thu nhỏ. Từ những thứ
Mỗi tuần dạy 5 buổi (nghỉ thứ năm chủ nhật), gần như ngày thứ năm nào thầy cũng về thăm hỏi gia đình học sinh và kiểm tra học trò.
Ba năm học thầy dẫn dắt: :
+ Đi tham quan đền thờ Câu Nhi, đền thờ La Chữ cột đình to ba đứa ôm mới khít .
+ Đi tham quan lò nấu dầu tràm (ở Hải sơn bây giờ) lá cây tràm nghiêng một bên nên có tên nữa là khuynh diệp, vỏ cây không thấm nước.tôi đã thấy ở nhà dùng xãm thuyền. Mùi dầu bay ra thơm cả vùng .
+ Đi đón Hoàng đế Bảo Đại và Nam phương Hoàng Hậu ra Hà Nội. Chưa kịp hô câu đã thuộc thì xe đã vút đi rồi. Nhìn thầy dáng Thầy như không bằng lòng. Ức quá
+ Thi bơi lội ở Vực Nước Lụn (An Thơ). Nước chảy xiết.thầy bố trí nhiều thuyền phía.để vớt những ai bị trôi. Thi bơi lội đươc nhận bằng bơi lội.
+ Trò nào giỏi môn gi thầy thường gọi lên làm bài mẫu , khen và cho điểm cao tại chỗ. Ví dụ như thằng Ân đọc chữ Tây hay lắm
+ Thầy đi xem đá banh (thi) giữa đội học trò Văn Quỹ và học trò Hưng Nhơn. Có thầy chúng tôi đá hăng lắm.
+ Cãi nhau ầm ĩ, thoáng thấy Thầy là im re làm hòa nhanh chóng
+ Đi thi hêt cấp (lớp 3) tại Diên Sanh, thủ phủ huyện Hải Lăng, cách nhà gần 15 km. Hôm đó Thầy mặc quần áo đẹp nghiêm trang. Tôi vôi khoe với bạn nào đó (trường khác) là Thầy tau đó và lấy làm sướng lắm.
Thầy hiền lành mà nghiêm nghị, chúng tôi ai cũng trọng thầy pha chút sợ. Ở nhà khi có làm gì sai sợ nhất là câu: ông trợ Phức dạy mi rứa à! Nghe câu ấy là im thin thit và bảo chi làm nấy.
Ông Nguyễn Như Xuân trong một lần về quê năm 2011. Tác giả bài viết đã từ trần tháng 10 năm 2015 vừa qua |
Thời gian kháng chiến, gặp nhau chúng tôi hỏi về thầy, nghe đâu gia đình bị bom đánh sập và không biết thầy hiện nay ở đâu. Nhớ thầy thương thầy đứa nào cũng rơm rơm nước mắt. Thầy hơn tôi khoảng 30 tuổi. Tôi nhớ thầy có con gái đầu tên là Tiết, 7 tuổi học cùng lớp. Nếu đã về với tổ tiên xin Thầy yên giấc Chúng con luôn kính trọng Thầy, ngưởng mộ Thầy.!
Học trò
Lúc học với thầy: Nguyễn Như Xuân
Học trò
Lúc học với thầy: Nguyễn Như Xuân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét