“Ăn ruộng”
ở làng Hưng Nhơn trước 1945
Lời
dẫn:Tôi xin trích những nét chính trong chính sách ruộng đât ở nước
ta đến trước Cách mạng tháng 8 - 1945
Chính sách ruộng đất trước 1945
Quy tắc điền thổ truyền thống ở Việt Nam: đất ruộng
trong nước đều là của nhà vua kể từ thời nhà
Đinh, Tiền Lê, người nông dân nhận ruộng cày cấy và nộp tô
thuế cho triều đình. Tuy vậy, trên thực tế những ruộng đất do người dân cày lâu
ngày được coi như của riêng, có thể mua bán. Ruộng tư là đất riêng do tư nhân
khai hoang,trồng trọt và nộp thuế. Đất này
có thể mua bán, cầm cố, có thể thừa kế, nếu triều đình muốn trưng dụng phải trả
tiền bồi
thường. Ruộng công là đất của công, do triều đình giao cho xã, thôn sử dụng và
cấm bán, trừ một vài trường hợp có thể cầm cố trong hạn 3 năm, hết hạn phải lấy
lại. Ruộng này cứ 3 năm phân chia lại 1 lần cho dân đế mỗi người đều có một số
ruộng tương tự nhau một cách công bằng, cách này gọi là phép quân điền.
Đến thời vua Gia Long đã
phải ra lệnh cấm bán ruộng đất công và quy định chặt chẽ việc cầm cố loại công
điền công thổ này để bảo đảm đất cày cho mọi người nông dân. Đạo dụ năm Gia
Long thứ 2 (1803)
ghi rõ:
"Theo lệ cũ thì công
điền công thổ cấp cho dân, đem bán riêng
là có tội, Phàm xã dân có công điền công thổ đều không được mua bán riêng, làm
trái là có tội. Ai mua nhầm thì mất tiền...
Tới thời Minh Mạng định lại phép quân cấp ruộng
khẩu phần, quan lại, binh lính, công tượng (thợ làm quan xưởng) cùng các hạng
dân đinh, không kể phẩm trật cao thấp đều được hưởng 1 phần khẩu phân như nhau.Người già, người tàn tật thì được nửa phần, cô nhi, quả
phụ được 1/3. Trong khi thực hiện quan lại, cường hào thường dành được những phần tốt hơn
Sang thời Tự Đức vẫn diễn
ra tình trạng này, triều đình tỏ ra bất lực,
……………………..
Thuật ngữ “ăn ruộng” không biết
xuất hiện ở quê ta vào thời gian nào, nó thay cho “phép quân điền” của
nhà vua ban xuống.
Tôi cũng không biết hiện nay ở làng ta viết trên văn tự là phân chia ruộng hay ăn ruộng như xưa. Về hình thức chữ nghĩa thì nghe lạ: Ruộng mà lại ăn, ăn cơm ai lại ăn ruộng. Có lẽ quê ta người nông dân có ruộng mới làm nên hạt gạo, mới no. Khái niệm này cũng tương tự người dân Nghê Tĩnh “ăn thuốc”.
Tôi cũng không biết hiện nay ở làng ta viết trên văn tự là phân chia ruộng hay ăn ruộng như xưa. Về hình thức chữ nghĩa thì nghe lạ: Ruộng mà lại ăn, ăn cơm ai lại ăn ruộng. Có lẽ quê ta người nông dân có ruộng mới làm nên hạt gạo, mới no. Khái niệm này cũng tương tự người dân Nghê Tĩnh “ăn thuốc”.
Suy nghĩ, tôi thấy khái niệm “ăn
ruộng” thật hay thật đúng ý nghĩa đích thực của nó.Ta thử hiểu chia
hay phân chia có nghĩa là một bên chia và một bên nhận, người nhận
không có quyền lựa chọn. cái quyền bình đẳng mà người dân có được. Ăn
ruộng như ăn cơm. Đồng ruộng như một mâm cơm,có món ngon món dở…ai
thích món nào gắp món đó. Tuyêt vời ! Tuy vậy đồng ruộng quê ta chất
lượng khác nhau xa. Làm thế nào để có giá trị tương đương (tám-chín-
mười) cũng là vấn đề khó. Nghiên cứu phương án này phải dầy công.
Tôi tin các kỳ đại hôi Nông dân làng sẽ tìm được phương án khả dĩ.
Làng ta tất cả là ruộng công không có
ruộng tư. Tôi nhớ không chắc lắm hình như năm 1944 hay đầu năm 1945 làng
ta chia ruộng theo thông lệ 3 năm/ lần.Sau khi trích các loại ruộng cho
việc thờ cúng…còn bao nhiêu chia đều cho số đinh hiện có (từ 18 đến
60) Già lão tàn tật,cô nhi, quả phụ có được chia không tôi không rỏ.Việc
ăn trước sau theo thứ tự phẩm hàm. Cụ thể tiên chỉ là Trần Văn Lý
(tam hay tứ phẩm) không thấy ai ngũ lục phẩm đến thất phẩm như Thất
Cẩn, thất Chiểu, đến bát phẩm như bảt Kế, bát Bệ bát Phổ…đến cửu phẩm,
thập (người đi lính) học sinh đậu yếu lược trở lên (không rỏ tú tài
xếp vào hạng nào) Hết hạng này là đến bạch đinh. Bạch đinh xếp theo
tuổi ai cao tuổi ăn trước,rồi còn tiếp là những người không có ông
tổ Khai canh (gọi là ngụ cư) Còn các cụ Hương Lý ăn theo hạng nào tôi
cũng không rỏ.
Nhộn nhịp ngày mùa trên cánh đồng Hưng Nhơn |
Hương ước của làng là người dân trực
tiếp ăn ruông, dù phần ruộng đó đã bán và cũng chỉ được bán cho
người trong làng (không được bán cho người làng khác).Người mua ruộng
trình khế ước mua bán, người bán giao người mua nhận thay phần ruộng
của mình. Thời bấy giờ việc bán “ruộng non” diễn ra thiên hình vạn
trạng. Có thể thấy hồi đó làng ta chỉ một số khá giàu như Trần văn
Trinh, Trần văn Hoàng Trần văn Liễn, một sồ mới trỗi dậy như thất
Cẩn, thất Chiểu, biện Châm…còn không mấy ai có máu mặt, có chăng
cũng có thể mua vài suất, cũng có những người làng khác thì thọt
với những đại gia làng ta gửi tiền mua trước v.v…
Chia diện tích như nhau nhưng chất lượng
mới là cái đáng nói:Khái niệm ăn ruộng như trên đã nói là tuyệt
vời là công bằng thứ tài sản tổ tiên khai khẩn để lại cho con
cháu.Thế nhưng thực tế lại chỉ công bằng về hình thức và xét cho
cùng khi thực hiện (ăn ruộng) là không công bằng một cách đau đớn.
Trước khi ,nói cảnh ăn ruộng. Tôi xin
nói qua chuyện tại sao lại bán ruộng: bởi đó là gia đình quá nghèo
bán phần ruộng của mình (sẽ được chia lần tiếp sau 3 năm nữa) để
sống qua ngày, là gia đình gặp khó khăn thiếu nơi giúp đỡ, (bán
trước thời kỳ chia ruộng là bán ruộng non) con gia đình không có sức
lao động thì có thể bán hoặc cho cấy rẽ.Trong số Bán ruộng non này
có người cả đời không biết mình cũng có mảnh ruộng trên cánh đồng
mà tổ tiên để lại, vì họ luôn phải bán non mỗi 3 năm trước và tiếp bán
ruộng sẻ được chia lần chia 3 năm sau….
Hương ước cấm không được bán ruộng
cho người làng khác có nét đẹp của quê hương nhưng xét về mặt “thị
trường cung cầu” thì bị thu hẹp.Ở quê ta hồi đó nông dân các làng lân
cận như Mỹ xuyên,Trạch phổ v.v…sẵn sàng mua với giá cao hơn, nhưng
buộc lòng phải bán cho trong làng với giá rẻ mạt.
Những ngày ăn ruộng là như những
ngày hội vì ai cũng muốn kiếm cho mình đám ruộng ưng ý, thuận lợi,
không được mặt này thì được mặt khác. Tuy biết chưa đến lượt mình
cũng đến lân la dò xem nơi ấy, nơi kia ai ăn chưa, rồi xuýt xoa tiếc nuối
v.v… Tôi tuy mới 15,16 tuổi cũng luôn có mặt vì đây là lần đầu tiên
biết đến chuyện làng ăn ruộng. Háo hức nghe các ông các bác bàn tán
lần chia ruộng kì trước, những hy vọng lần này…Qua mấy ngày lạ lẫm,
bở ngỡ mấy “đứa tôi” (cùng lứa học trò) hết háo hức bởi những
tiếng thở dài của các bác nông dân. Tôi hình dung giữa đình làng (nơi
ăn ruộng) vừa vô cùng vui vẻ, ồn ào và
lộn xộn vừa vô cùng nín chịu buồn bã, có bác vừa đi vừa lẩm
bẩm rồi “đâu
vào đấy” cả thôi.Các Đại gia đã nhắm sẵn: Đại gia A có trong tay mấy suất dự định chiếm khoảnh (đạc) nào, đại gia B chiếm đạc nào, đại gia C hoặc ông nầy bà nọ tuỳ chừng mấy mẫu mà chiếm đạc X hay Z v.v… Họ chỉ cần “ăn” phần của họ (khoảng 3 sào) lên đầu đạc thì đố ai dám “ăn” tiếp đạc ấy mặc dầu đên phần mình và thich ăn chổ đó.Thực tế đó rỏ ràng nhiều vị bát cửu phẩm chưa chắc đã ăn được ruộng tốt hơn ruộng bạch đinh bán cho đại gia. Cứ thế, cứ thế liền đạc liền vùng ruộng tốt mặc dầu mua những ruộng hạng bạch đinh, mua “ruộng non” giá như bèo như cho không. Có ai ngây thơ hỏi tại sao họ không làm mà giầu có đến vậy? Người dân nghèo khổ đến vậy? Người giàu thì bình chân như vại, số rất ít hí hửng có được chổ tàm tạm còn đa số lầm lì như không có sự kiện quan trọng thiết thân với đời sống gia đình họ. Đối vối họ 3 năm, 3 năm và 3 năm mãi mãi là nỗi ám ảnh không lối thoát, nếu không có cuộc cách mạng của thời đại.
Nguyễn Thanh Xuân Email: nhuxuan29@gmail.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét