Thứ Hai, 28 tháng 1, 2013

Hòa Viện-Văn Quỹ- Hưng Nhơn - Nguyễn Thanh Xuân

Làng Hưng Nhơn nhìn từ  Làng  Hoà Viện


Hòa Viện Văn Quỹ Hưng Nhơn
(Duyên nợ ba làng)
     Nhân đọc bài của tác giả Lê Ngoc Quốc http// queme quangtrihưngnhon.blospot.com 2012/05 Ô Lâu dòng sông quê hương (đăng ngày 14-12-2012)

     Sông Ô lâu dài gần 70 km từ dải Trường Sơn về phá Tam Giang nơi giáp ranh giữa hai tỉnh Quảng Trị-Thừa Thiên Huế có sự xen kẻ giữa làng xóm bờ Bắc-bờ Nam:
    Làng Câu Nhi- Quảng Trị ở bờ Bắc có xóm Câu Nhi Hòa ở bờ Nam; làng Hòa Viện Thừa Thiên Huề có bốn xóm thì  hai xóm ở bờ Nam, hai xóm ở bờ Bắc; làng An Thơ Quảng Trị có ngôi miếu và một sổ ruộng ở bờ Nam.
     Hai đoan ở Câu Nhi và An Thơ tôi chưa đề cập đến mà chi trình bày hiểu biết của mình về làng Hòa Viện-Hưng Nhơn-Văn Quỹ (trong bài “Tầm vóc làng Hưng Nhơn” – tập NHỚ LÀNG, tôi đã nêu lên và có lời xin tìm hiểu sau). Nhân đây tôi xin trình bày suy nghĩ của mình.



   Tôi có may mắn là cả ba làng tôi đều thuộc từng ngõ (Hưng Nhơn làng tôi rỏ rồi; làng Văn Quỹ lúc nhỏ học ở đó - đã nói trong bài “Ký ức về chuyện hai làng VQ--HN trong tập “NHỚ LÀNG”); làng Hòa Viện, quê ngoại tôi có bốn xóm rất cách trở nhau.(tên từng xóm tôi không nhớ) Để tiện nhận vị trí tôi gọi theo số thứ tự kèm theo đặc điểm: Xóm 1 có nhà thờ Công giáo, Đình làng nơi có nhà ngoại tôi ở, xóm 2.có Ngôi chùa, nhà thờ họ Hồ và họ Trần, bến đò Mụ Tú hằng ngày tôi sang xóm 3 gíáp chợ Ưu Điêm để đi học còn xóm 4, từ cầu Mụ Tú bờ Nam xuông và gíáp làng Vĩnh An. Ở đó tôi có Mụ O (xóm O Bộ, chồng O làm Hương Bộ) và chị gái sang lấy chồng.
    Diện tích hai xóm 1-2 ở bờ Bắc tôi ước chừng như một TAM GIÁC ĐỀU, mỗi cạnh ~ 1000m; giới hạn (hiện nay) bởi cạnh 1 là con sông nhỏ Văn Quỹ - Hòa Viện ; cạnh 2 là con sông nhỏ chạy dọc làng Hưng nhơn và cạnh 3 là bờ sông Ô Lâu từ bến Ngã Ba làng Hưng Nhơn lên giáp cuối làng Văn Quỹ
Cánh đồng giáp ranh giữa Văn Quỹ và Hưng Nhơn

     Tôi cho rằng cạnh 1, cạnh 2 là dòng sông Ô LÂU trước đây còn cạnh 3 là đào mới để nắn dòng. Trên nhận diện như thế, tôi nêu mấy cứ liệu

    1, Những di tích cũ:
    Cả ba làng đều chung một mô tuyp cổ điển cấu trúc đền đài nhà cửa là hướng ra sông.
    Ta thử xem nhà dân từ sau xóm Đông An –Văn Qũy đến giáp đầu làng Hưng Nhơn (cả nhà thờ Giáo xứ Văn Quỹ) đều hường ra sông
     Ở Hòa Viện có đình làng miếu (khuôn viên này rất sầm uất, nhiều cây cổ thụ tường bao chiếm một diện tích rộng). Hướng Đình làng, nhà thờ, miếu đều hướng ra sông; nhà thờ Công giáo cũng hướng ra sông và nhà dân cũng vậy.
     Ở Hưng Nhơn: Tất cả nhà thờ , nhà dân đều hướng ra sông
Xóm Đình-Làng Hòa Viện


    2, Những dấu hiệu mới
    Tôi cho rằng cạnh 3 là đào mới nên bờ sông xuất hiện lở bồi.

    Bợơc lở: Ở phía bờ Nam đoạn từ đầu xóm 4 bị nước xói lở và ở cuối xóm 2 gần giáp Hưng Nhơn cũng bị lở. Do đất mới đào, bờ của nó chưa được “thuần hóa” với cường độ và lưu lượng dòng chảy khi mà nước dâng cao (tức nước vở bờ).
    Bãi bồi: Đối diện với bên lở, xuất hiện hai bãi bồi (trước mặt họ Hồ và Họ Trần xóm 2 và trước mặt nhà của xóm 4).
    Xin nói thêm là đôi với những con sông hình thành ngàn đời rất ít có hiện tượng lở bồi.
Phác thảo sơ đồ nắn dòng Ô Lâu


     Tôi cho đây là công trình vĩ đại , xem ra cả nước ta it  nơi nào có chuyện nắn dòng sông lớn như Ô Lâu. Lợi ích thật lớn lao, trí tuệ của cha ông ta thật tuyệt vời. Bên cạnh đó cũng để lại những hệ lụy mà con cháu đời sau không hiểu sao lại như vậy. Ví như làng Hòa Viện lại 2 bờ Bắc-Nam và 3 xóm cách trở, một làng diện tích nhỏ mà phải có 3 nghĩa địa; Xóm 1 không có bến nước Ô Lâu; xóm Hội-Văn Quỹ mất bên Ô Lâu; làng Hưng Nhơn có sông chảy ngược (chảy từ hướng đông lên hướng tây). Đáng ra Hưng Nhơn cả làng được trực tiếp với dòng sông Ô Lâu, nay chỉ  chưa tròn trăm mét, và chi một bến Ô Lâu (bến Ngã Ba) cả Làng dùng một bến.

    Qua nghiên cứu về sông Ô Lâu, nếu dòng chảy như trên thì có thể xác định làng Hưng Nhơn đến vùng đất này để lập làng trước làng An Thơ.
     Liên tưởng trong Ô Châu Cận Lục của Thượng Thư Dương Văn An công bố năm 1553 có ghi trường hợp Ngài Nguyễn Quận người làng An Thơ theo vua Lê Thánh Tông 1477  đi đánh Chiêm Thành và được phong đến chức Đô Tổng binh sứ đạo Quảng Nam.
     Làng An Thơ đã có thời đó thi Hưng Nhơn không thể đến năm 1558 mới theo Nguyễn Hoàng vào ven sông Ô Lâu lập làng.
    Vấn đề tồn nghi, đề nghị quý học gỉả có tư liệu tin cậy bổ sung,
 xin cám ơn.

Làng Hưng Nhơn nhìn từ  Hoà Viện

Ông Nguyễn Thanh Xuân trong lần về thăm quê -Tháng 8 năm 2012
Ông Xuân và Bloger Lê ngọc Quốc,
 chủ trang http// quemequangtrihưngnhon.blospot.com
 trong một lần gặp gỡ- Tháng 8 năm 2012

Ông Xuân và Bloger Lê ngọc Quốc,
 - Tháng 8 năm 2012

NguyễnThanh Xuân
Email: nhuxuan29@gmail.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét