Giá như tôi làm thế này, giá như tôi làm thế kia… Giá như trong đời mình, đừng có những chữ “giá như”…
Câu chuyện này có lẽ chẳng hề quá sớm cho những người trẻ như chúng ta. Bởi nhận thức càng sớm, bạn sẽ càng ít phải hối tiếc.
Ảnh minh họa
Một nữ y tá người Úc tên Bronnie Ware đã có nhiều năm
chuyên chăm sóc người bệnh ở thời kỳ 12 tuần cuối của cuộc đời họ. Qua
đó cô đã có cơ hội ghi lại những điều mà người bệnh còn hối tiếc trước
khi nhắm mắt.
Cô nhận ra rằng khi người sắp qua đời được hỏi có
điều gì trong cuộc đời mà họ hối hận vì đã không làm khác đi, đã có một
số câu trả lời rất phổ biến trong tâm lý chung của con người ở giai đoạn
này mà cô có thể tổng kết lại thành năm điều và viết thành cuốn sách
cùng tên:
“5 điều hối tiếc nhấ lúc sắp lìa trần”. Đã không có
câu trả lời nào đề cập đến sự ham muốn về tình dục hay những cú nhảy
bungee mạo hiểm.
1. Giá mà tôi có đủ can đảm để sống một cuộc sống đúng với bản thân mình, chứ không phải là cuộc sống mà những người khác mong đợi ở tôi.
“Đây là niềm hối tiếc phổ biến nhất. Khi con người ta
nhận ra rằng cuộc đời của họ đang gần đến điểm kết thúc, ngoảnh nhìn
lại, thật dễ dàng để nhận ra có bao nhiêu giấc mơ đã trôi đi mà chưa
thành hiện thực. Hầu hết mọi người đã không tôn trọng thậm chí chỉ một
nửa giấc mơ của mình và giờ đây họ phải ra đi trong suy nghĩ rằng điều
này hoàn toàn do những gì họ đã lựa chọn, hoặc không lựa chọn. Sức khỏe
mang lại một sự tự do mà rất ít người nhận ra, cho đến khi họ không còn
có nó được nữa”.
2. Giá mà tôi đã không làm việc một cách cật lực.
“Điều hối tiếc này này đến từ tất cả các bệnh nhân
nam mà tôi chăm sóc. Họ đã bỏ lỡ tuổi trẻ của con cái họ cũng như sự
đồng hành của người bạn đời. Phụ nữ cũng có nhắc đến điều hối tiếc này,
nhưng vì hầu hết họ đến từ thế hệ cũ, họ đã không cần phải là trụ cột
gia đình. Tất cả những người đàn ông mà tôi đã chăm sóc đều hối hận một
cách sâu sắc rằng họ đã chi tiêu quá nhiều cuộc sống của họ để chạy đua
với công việc”.
3. Giá mà tôi có đủ can đảm để bộc lộ cảm xúc của mình.
“Nhiều người phải ức chế cảm xúc của mình để giữ hòa
khí với những người xung quanh. Kết quả là, họ phải tự nén mình xuống
sống một cuộc sống tầm thường và không bao giờ trở thành người mà họ đã
thực sự có khả năng trở thành. Nhiều căn bệnh phát triển liên quan đến
sự cay đắng và oán giận mà họ đã phải ôm trong người”.
4. Giá mà tôi giữ liên lạc với bạn bè của tôi.
“Thường thì họ sẽ không thực sự nhận ra những lợi ích
đầy đủ của những người bạn cũ cho đến những tuần cuối cùng của cuộc
đời, và không phải lúc nào cũng có thể tìm lại được bạn bè. Nhiều người
đã bị kẹt trong cuộc sống riêng của họ đến nỗi đã để những tình bạn vàng
trôi đi theo năm tháng. Đến cuối đời họ cảm thấy rất ân hận bởi đã
không dành đủ thời gian và nỗ lực để chăm chút cho tình bạn của mình.
Tất cả họ đều nhớ đến những người bạn của mình khi họ đang hấp hối”.
5. Giá mà tôi để cho bản thân mình được hạnh phúc hơn.
“Đây là một niềm hối hận phổ biến đến mức ngạc nhiên.
Nhiều người cho đến phút cuối cùng mới nhận ra hạnh phúc chính là một
sự lựa chọn cho cuộc sống. Họ bị kẹt trong những mô hình và thói quen
cũ. Cái gọi là “sự dễ chịu” của sự quen thuộc đã lấn át đời sống tinh
thần cũng như thể chất của họ. Sự sợ phải thay đổi đã khiến họ phải giả
vờ với mọi người xung quanh và với chính bản thân họ, rằng họ đang rất
mãn nguyện, nhưng thực ra, ở sâu bên trong, họ thèm được cười hết mình
và có được lại sự khờ dại”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét